/ 374
796

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 110

Phần công việc này nếu như làm không được tốt, chúng ta chính là tội nhân của Phật Bồ Tát, làm sao xứng đáng với Phật Bồ Tát, làm sao xứng đáng với Tổ sư Đại đức, làm sao xứng đáng với sự chăm sóc cúng dường của bốn chúng đồng tu? Phải thường hay suy xét. Mỗi một đồng tu xuất gia phải chăm chỉ nỗ lực, phải hoằng pháp lợi sanh, dùng tâm chân thành, tâm từ bi của chính mình, vô tư, không điều kiện cúng dường tất cả chúng sanh, bố thí tất cả chúng sanh, thì giáo học của Phật pháp thúc đẩy ở thế gian này sẽ không có chướng ngại, không có khó khăn.

Phật pháp là giáo dục, giáo dục đa nguyên văn hóa, Phật pháp không phải tôn giáo. Các vị nhất định phải làm cho tường tận, làm cho sáng tỏ. Phật pháp dung hòa tất cả tôn giáo, viên dung hòa hợp. Trên Kinh Đại Thừa các vị thường xem thấy, có rất nhiều người lãnh đạo tôn giáo, Đại đức trong tôn giáo, bậc trưởng lão đều đang học Phật, đều là học trò của Thích Ca Mâu Ni Phật. Trên “Kinh Hoa Nghiêm”, chúng ta xem thấy Thắng Nhiệt Bà La Môn, Biến Hành Ngoại Đạo là lãnh đạo tôn giáo; trên “Kinh Địa Tạng” chúng ta xem thấy Bà La Môn nữ, đó là tín đồ của tôn giáo, đều tiếp nhận giáo dục của Phật Đà. Giáo dục của Phật Đà là giáo dục trí tuệ, là giáo dục đạo đức cao độ, tất cả chúng sanh phải nên học tập. Cho nên, giáo dục của Phật không có bất cứ giới hạn nào.

Chúng ta ở Singapore tu học truyền bá, hiện tại đã có ảnh hưởng rất tốt. Hưng Đô Giáo mời chúng ta đến đó giảng Kinh. Tín đồ thính chúng của họ đều là nghe tiếng Anh, tôi không cách nào đi, tôi phái Pháp sư Ngộ Lâm đi. Chúng ta có một tổ phiên dịch nhỏ, đối với mặt ngôn ngữ không có chướng ngại. Tôi mời mấy vị bên đó đến chỗ của họ để lên lớp. Việc này chân thật là thực tiễn đa nguyên văn hóa, từ trước chưa từng làm qua. Islam Giáo thông báo với cư sĩ Lý Mộc Nguyên, yêu cầu tôi giảng Kinh, muốn tôi mang theo người phiên dịch. Chúng ta hôm nào cùng nghiên cứu, tiếp nhận lời mời của họ. Tương lai tôn giáo dần dần chân thật giao lưu lẫn nhau, đôi bên mời giảng Kinh. Kế hoạch của chúng ta phải thành lập Phật Học Viện. Phật Học Viện tương lai được phê chuẩn, chúng ta sẽ khai giảng và sẽ mời các tôn giác khác đến học. Tôi đã có khái niệm này từ rất sớm rồi, tôi đã nói với Cư Sĩ Lý, chúng ta mời họ đến giảng khái luận tôn giáo, chúng ta phải có nhận biết đối với họ, phải hiểu rõ giáo nghĩa lý luận của tôn giáo họ, nghi thức của họ, cảnh giới tu học của họ, mời truyền giáo sư của họ đến vì chúng ta lên lớp. Chúng ta có ý niệm này nhưng vẫn chưa thực tiễn, họ mời chúng ta trước, họ cao hơn so với chúng ta, chúng ta không thể không tôn kính, không thể không bội phục. Việc này trên toàn thế giới thì Singapore làm trước nhất, vì toàn thế giới kiến tạo nền móng đa nguyên văn hoá, làm ra một tấm gương tốt nhất. Giới tôn giáo của Singapore cống hiến to lớn đối với toàn thế giới, tương lai trong lịch sử nhất định sẽ phải ghi lại. Đây là mở đầu giữa tôn giáo dung hòa hợp tác lẫn nhau, bắt đầu từ ngay nơi đây, cho nên nơi này là phước địa.

Mọi người nghe đến phước địa thì không nên phát cuồng, nếu có tai nạn, đại khái ở nơi đây vẫn không có vấn đề, có thể yên tâm mà đi tạo nghiệp, vậy thì bạn vẫn không thể trốn khỏi tai nạn. Nhất định phải đoạn ác tu thiện, nhất định phải phụng trì tam quy, ngũ giới, mười thiện. Chúng ta đề xướng bốn tốt là “giữ tâm tốt, làm việc tốt, nói lời tốt, làm người tốt”. Chúng ta phải thực tiễn bốn tốt, phải chân thật làm cho được, không phải hô hào khẩu hiệu. Hô khẩu hiệu không ích gì, nhất định phải làm được. Chúng ta qua lại với các tôn giáo khác, chúng ta là chân thành, vô tư, vô điều kiện phụng hiến cúng dường đối với họ.

Hôm qua cư sĩ Lý báo cho tôi một tin tức, trong khi ông đang thảo luận với những lãnh tụ tôn giáo này, thì có người ở trong giáo hội của Hồi Giáo hay là Ấn Độ Giáo nói: “Pháp sư Tịnh Không rất ưa thích bố thí, chúng ta có khó khăn gì thì đi tìm ông ấy”. Trưởng lão trong tôn giáo của họ nói với họ: “Ý nghĩ này của các vị sai rồi. Nếu chúng ta có tiền thì phải cúng dường Pháp sư Tịnh Không, để ông ấy làm nhiều việc tốt. Ông ấy rất là công bình, không có lòng tư riêng”. Các vị thử nghĩ xem, tương lai nhất định các tôn giáo khác sẽ đưa đồ cúng dường đến đây. Tôn giáo khác nhau, làm thế nào mà có thể không hòa hợp chứ? Cho nên viên dung hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau, kính yêu lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, việc này không phải chỉ là lý luận, mà quyết định có thể thực tiễn. Cho nên, tôi dạy mọi người rất đơn giản, nhất định phải nỗ lực mà làm, thiện tâm chân thành, lòng yêu thương chân thật, vô tư vô điều kiện bố thí cúng dường. Chỉ cần bạn làm cho được ba điều này, thì giáo học đa nguyên văn hóa quyết định không có chướng ngại. Giáo học đa nguyên văn hóa chính là hoằng pháp lợi sanh, hiệu quả là an định xã hội, thế giới hòa bình, người người đều có thể kính yêu lẫn nhau, hòa thuận cùng ở với nhau, hợp tác lẫn nhau, mới có thể trải qua được đời sống hạnh phúc mỹ mãn chân thật. Đây là Phật pháp.

/ 374