/ 374
557

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 102

Tỳ kheo Pháp Tạng báo cáo,còn muốn thỉnh cầu lão sư thính sát, bạn xem thấy đây là khiêm tốn đến dường nào, cung kính biết bao! Chúng ta học Phật phải từ chỗ này mà học. Nghĩ tưởng xem chính chúng ta đối với trưởng bối, đối với cha mẹ, đối với thầy giáo, thậm chí đối với Phật Bồ Tát, Phật Bồ Tát không ở thế gian, đối với hình tượng của Phật Bồ Tát, chúng ta không đủ lòng cung kính. Tâm trạng như vậy mà học Phật chẳng trách vì sao công phu không có lực, cho nên như những chỗ này đều phải chăm chỉ nỗ lực mà học tập. Phía sau là Ngài chính thức báo cáo.

Lần báo cáo này, bốn câu phía trước là tổng cương, 48 nguyện phía sau là mục riêng, cho nên bốn câu phía trước vô cùng quan trọng.

Kinh văn: "Ngã nhược chứng đắc, vô thượng Bồ Đề, thành chánh giác dĩ. Sở cư Phật sát, cụ túc vô lượng, bất khả tư nghì, công đức trang nghiêm".

"Ngã" là Pháp Tạng tự xưng, "Nhược" là lời nói rất khiêm tốn, vì sao vậy? Ngài đã chứng đắc rồi. Đây không phải là lời giả thiết, mà Ngài đã chứng đắc, đã chứng đắc rồi vẫn còn nói "nhược" thì đây là khiêm tốn, một chút tâm ngạo mạn tự mãn đều không có. Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, khi nói chuyện với người khác phải học cách nói, phải học khiêm tốn, phải học cung kính. Khổng Lão Phu Tử xếp lời nói vào bài khóa thứ hai. Giáo học của Khổng Lão Phu Tử là bốn khóa mục, bài khóa thứ nhất là "Đức Hạnh", khóa mục thứ hai là "Ngôn Ngữ", bạn thấy Khổng Tử xem trọng ngôn ngữ đến mức nào. Bạn phải học biết cách nói chuyện.

Giáo học ngày xưa, thực tế mà nói, học nói chuyện là từ nhỏ bắt đầu học, học xong "Kinh Thi" thì biết nói chuyện. Bạn xem các chú nhỏ, khi vừa mở đầu học biết học chữ, thì học "Thiên Gia Thi", học "Đường Thi Tam Bách Thủ". Sau khi dùng cái này làm nền tảng thì học "Kinh Thi", dạy cho bạn nói chuyện phải hàm xúc, nói chuyện phải khiêm kính, khiêm tốn cung kính, tương lai cả đời bạn không luận làm bất cứ việc gì liền có thể có được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Nếu như không biết nói chuyện, tuy là bạn có năng lực, có kinh nghiệm nhưng không có được sự giúp đỡ của người khác. Trong lời nói có mang theo ngạo mạn tự đại thì đến khi chính mình chân thật có khó khăn sẽ không có một người nào giúp đỡ bạn. Trong ngôn ngữ vô hình, chính mình đều không biết, đã đắc tội rất nhiều bạn bè. Bình thường bạn không thể nào quán sát ra được, đến sau khi có thể quán sát ra được thì hối hận không còn kịp. Cho nên lời nói cùng bình thường viết ra những văn tự này (văn tự là phù hiệu của ngôn ngữ), đều phải nỗ lực học tập, đây là sợi dây để người với người câu thông. Cái sợi dây này phải thông suốt thì bạn mới có thể được trợ duyên bên ngoài, như vậy làm sao có thể xem thường, làm sao có thể không nỗ lực học tập?

Phật kinh, thực tế mà nói là sách giáo khoa rất viên mãn, thế nhưng những văn tự này chúng ta luôn luôn là lơ là qua loa, đọc được quá nhiều thì sanh ra xem thường, không còn lưu ý, cho nên không học đến. Chúng ta có cơ hội cùng nhau nghiên cứu thảo luận, không thể không nêu ra "đắc vô thượng Bồ Đề, thành chánh giác dĩ".

"Vô thượng Bồ Đề" là khóa trình tu học của Ngài, "thành chánh giác dĩ" là học vị mà Ngài đã đạt được, khóa trình của Ngài tu đã viên mãn, mới có được học vị. Chánh giác này chính là Viên giáo Phật quả, Phật quả cứu cánh viên mãn. Phật quả cứu cánh viên mãn là phải đem vô thượng chánh đẳng chánh giác tu viên mãn. Vô Thượng Bồ Đề chính là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Câu này rất là quan trọng, thế nhưng thông thường các đồng tu lại lơ là, sơ sài qua loa, không thể nào quán sát được. Nếu bạn chân thật quán sát thể hội được, thì bạn liền biết được học Phật là học cái gì, cầu là cầu cái gì? Vô thượng Bồ Đề, không phải là phước báo trời người, không phải là danh vọng lợi dưỡng. Nếu như chúng ta muốn học Phật, học Phật là vì cái gì? Học là vì muốn làm đại pháp sư? Hay học Phật là vì muốn xây đạo tràng lớn, học Phật là vì muốn thống nhiếp được rất nhiều tín đồ? Đó chẳng phải đều là sai lầm rồi sao? Chúng ta học Phật không thể thành tựu, người ta học Phật có thể thành tựu, người ta học Phật là vì cái gì? Là vì Vô Thượng Bồ Đề, là vì vô lượng giác, thế xuất thế gian tất cả pháp, mỗi pháp đều có thể giác mà không mê, họ học chỗ này. Ngày nay chúng ta thành thật mà nói, đối với tất cả pháp có một số cũng đang dụng tâm học Phật, thế nhưng học được thế nào? Học rồi liền mê. Có mấy người có thể học mà không mê? Tại vì sao nói bạn học rồi mê? Dính tướng thì mê rồi, phân biệt thì mê rồi. Bạn xem bản lĩnh của người ta, mỗi ngày học tập không dính tướng, không phân biệt, họ mới là giác mà không mê. Ngày nay chúng ta càng học càng mê, càng học càng chấp trước, đến năm nào mới có thể thành tựu? Bồ Tát Mã Minh trong Khởi Tín Luận dạy cho chúng ta phương pháp giác mà không mê, đó là lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên. Chỉ cần bạn đem nguyên tắc của ba câu này giữ lấy, thì thế xuất thế gian pháp không luận một pháp nào, bạn học tập chỉ có giác mà không có mê, mới có thể chân thật làm đến được giác mà không mê. Nếu không thì cái giác đó của bạn vẫn là mê, không phải thật đã giác ngộ; cái bạn đã học được, dùng lời hiện tại mà nói, chỉ là thường thức thông thường mà thôi, không thể nào khế nhập được cảnh giới, bạn học được nhiều hơn đều là mê mà không giác.

/ 374