PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 100
Cương lĩnh thứ hai là “đọc tụng”. Việc này chúng ta chân thật phải dụng công, ngày ngày phải đọc. Đối với nghĩa lý trong Kinh điển, mỗi ngày phải giảng giải, mỗi ngày phải nghiên cứu thảo luận. Nghĩa lý trong Kinh điển sâu rộng vô tận, đích thực từ sơ phát tâm đến Như Lai quả địa, ý nghĩa của bộ Kinh này mãi mãi thể hội không cùng tận. Đọc một lần thì có được một lần ngộ, đọc mười lần thì có được mười lần ngộ, cho nên đọc mới sanh tâm hoan hỉ. Càng thảo luận càng tường tận, hôm nay thấu hiểu hơn một chút, ngày mai thảo luận lại hiểu thêm chút nữa. Đạo lý trong đó là không có cùng tận, không nên cho rằng ta hiểu được nhiều như vậy, đại khái thì được rồi, thật ra thì kém rất xa. Cho nên đọc tụng, nghe giảng, nghiên cứu, thảo luận, đó chính là bài khóa rất quan trọng của mỗi ngày. Những việc này hiện tại chúng ta đều làm được, nhất là khó được nhân duyên thù thắng như chúng ta. Giảng đường này mỗi ngày giảng “Kinh Vô Lượng Thọ”, một năm 360 ngày không có ngày nào gián đoạn. Các vị thử nghĩ xem, duyên này đi đến đâu để tìm?
Thế nhưng các đồng tu phải nên ghi nhớ, vạn nhất không nên thứ bảy hôm nay đến nghe, ngày mai vẫn là giảng cái này có thể không cần đi nghe, vậy thì bạn sai rồi. Ngài mai đến nghe thì lại có chỗ ngộ mới, không như nhau. Không nên cho rằng ngày mai pháp sư trẻ đang học giảng Kinh, đại khái không có giảng được thứ gì, vậy thì bạn hoàn toàn sai rồi. Pháp sư sơ học có lúc trí tuệ của chúng ta không thể nào nghĩ đến, họ có một hai câu phát minh chúng ta không hề nghĩ đến. Nếu bạn không đến thì bạn đã bỏ sót rồi, chẳng phải bỏ sót đáng tiếc hay sao? Cho nên không luận người nào giảng Kinh, cho dù đồng tu đạo hữu cư sĩ tại gia giảng Kinh, bạn đến nghe đều có chỗ ngộ, đều có chỗ tốt. Cho nên phải tạo thành thói quen hiếu học, hoan hỉ đọc tụng, ưa thích nghe giảng. Cho đến những đồng tu phát tâm muốn học giảng Kinh, không luận xuất gia hay tại gia, việc nghe giảng đó càng quan trọng. Bạn học giảng Kinh mà bạn không nghe Kinh thì làm sao có thể giảng Kinh? Kinh này nếu muốn giảng được tốt thì trước tiên phải biết nghe. Biết nghe mới biết giảng, bạn không biết nghe thì làm sao bạn biết giảng? Người biết nghe Kinh thì nghe đạo lý, người không biết nghe Kinh thì nghe náo nhiệt, vậy thì không ý nghĩa gì. Cho nên người biết nghe Kinh, đơn giản mà nói, họ có lĩnh ngộ, họ có thể ngộ nhập. Người không biết nghe Kinh, như thông thường nói là ủng hộ đạo tràng, không có chỗ ngộ, gọi là “tâm bất tại yên”, vậy thì không có được lợi ích. Cho nên, điều kiện thứ hai là hoan hỉ đọc tụng, ưa thích nghe giảng, phẩm thứ này là nguyên tắc thứ hai.
Cương lĩnh thứ ba là “nói pháp”. Bạn đem cái ngộ của bạn, bạn đem cái tâm đắc của bạn, bạn đem cái ưa thích Phật pháp của bạn, ưa thích “Kinh Vô Lượng Thọ”, ưa thích Thế giới Tây Phương Cực Lạc, những chỗ tốt mà bạn có được này hoan hỉ nói với người khác, cùng chia sẻ với tất cả đại chúng, đây gọi là nói pháp. Nói pháp không nhất định là ngồi ở trên bụt giảng nói pháp, nếu bạn biết học thì từ sáng đến chiều đều là nói pháp. Gặp người nào liền đem cái hiểu này nói với họ. Người ta nói bạn là mê tín. Mê được tốt, càng mê càng tốt, không sợ người ta nói chúng ta mê tín, nơi nơi làm tấm gương tốt cho mọi người. Bạn thấy trong tôn giáo nói “truyền phước âm”, chúng ta đang chân thật truyền phước âm. Một câu danh hiệu “A Di Đà Phật” này chính là phước âm vô thượng. Không luận ở bất cứ chỗ nào, không luận ở bất cứ trường hợp nào, khi chào hỏi với người, chắp tay niệm “A Di Đà Phật”. Bạn phải nên biết, cử động nhỏ này của chúng ta đã độ được rất nhiều chúng sanh. Những người chung quanh xem thấy, rất nhiều người không học Phật vừa xem thấy kiểu dáng như vậy, hình tượng này rơi vào trong A Lại Da Thức của họ. Hình tượng của Bồ Tát, câu danh hiệu A Di Đà Phật này cũng rơi vào trong A Lại Da Thức là đã gieo vào hạt giống Kim Cang, đây chính là được đại lợi ích. Bạn xem, chúng ta gọi là bao nhiêu người được đại thiện lợi.
Nhà ăn Cư Sĩ Lâm đang không ngừng cải tiến, mọi người đều hoan hỉ. Hiện tại lầu hai và lầu một đều bình đẳng. Vốn dĩ chúng ta ăn thức ăn là bình đẳng nhưng dụng cụ ăn thì không bình đẳng, trên lầu thì dường như cao cấp hơn một chút. Mọi người xem thấy dường như trên lầu dưới lầu không như nhau, kỳ thật nội dung hoàn toàn như nhau. Hiện tại dụng cụ ăn bên ngoài xem cũng bình đẳng, trong ngoài đều bình đẳng. Tôi thường hay khuyên bảo các đồng tu, muốn mời khách tốt nhất là đem tiền mời khách tặng cho Thôn Di Đà, chúng ta đến nơi đây để mời khách. Bạn muốn mời những thân thích bạn bè, mời đến đây thì quá tốt. Mời những ai vậy? Người chưa tin Phật, mời họ đi đến đây.