458

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 96

Thiện Đạo Đại sư ở trong chú giải Quán Vô lượng Thọ Phật Kinh nói với chúng ta: “Chín phẩm vãng sanh đều là ở duyên ngộ không như nhau”. Câu nói này có thể dẫn ra căn tánh của năm thừa cũng ở duyên ngộ không đồng nhau. Câu nói này rất hay, đích thực có thể làm phấn chấn lòng người. Chúng ta là người căn tánh hạ liệt, có thể hướng lên trên, có thể y chỉ thiện tri thức, nương vào bạn lành, duyên của chúng ta thù thắng, làm cho căn tánh thấp kém của chúng ta cũng có thể nâng lên đến thượng căn. Thế nhưng gặp duyên không như nhau, chúng ta lại sẽ sanh ra nghi hoặc, đó chính là “thiện hữu có thể gặp không thể cầu”. Ta muốn gần thiện tri thức, ta đến nơi đâu để tìm? Ai là thiện hữu? Nếu như chúng ta hướng ngoại mà tìm thì khó. Khó ở chỗ nào? Phật thường nói ngoài tâm mà cầu thì không thể có được. Câu nói này rất sâu, chúng ta luôn luôn là nghe đến câu nói này thì y văn giải nghĩa. “Ngoài tâm cầu pháp, vô hữu thị xứ”, tốt rồi, không có chỗ cầu, dứt khoát cũng không cầu. Thế nhưng vẫn có một câu nói: “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”,nếu bạn đem hai câu này liên kết lại thì bạn có chỗ ngộ.

Bạn chính mình chân thật phát tâm, đây là từ bên trong nội tâm mà cầu, không phải từ bên ngoài, tự nhiên được Phật Bồ Tát cảm ứng. Bạn từ bên trong mà cầu là cảm, Phật Bồ Tát liền có ứng. Phật Bồ Tát là bạn lành. Chúng ta muốn cầu thiện tri thức, cầu bạn lành, đây không phải là một phương pháp rất tốt hay sao? Vấn đề là bạn không chịu hướng nội mà cầu, vậy thì không còn cách nào.

Hướng nội mà cầu, làm thế nào mà cầu pháp? Tôi nói với các vị được đơn giản, nói được tường tận hơn một chút là hiếu học, hai chữ này chính là hướng nội mà cầu. Bạn chân thật có tâm hiếu học liền sẽ cảm động Phật Bồ Tát đến giúp đỡ, cảm động tất cả thiện hữu. Bạn không hiếu học, thiện tri thức có tốt hơn, chư Phật Bồ Tát cũng không thể giúp được. Phật pháp là sư đạo. Thế xuất thế gian sư đạo đều là “chỉ văn lai học, vị văn vãng giáo”, chỉ cần bạn chính mình chân thật hiếu học thì duyên liền đầy đủ. Bạn thân cận một lão sư tốt, những bạn hữu của vị lão sư tốt này cũng đều là lão sư tốt, những người này thường hay cùng nhau tụ hội, thường hay cùng nhau nói chuyện, cũng sẽ nói đến những học trò mà họ đã tiếp xúc, thái độ tu học của những học trò này, họ cũng thường hay làm đề tài để nói. Bạn hiếu học, vị thầy giáo này sẽ tán thán bạn, rất nhiều thầy giáo đều nghe nói có một người như vậy. Bạn thân cận thiện hữu, thiện hữu này liền sẽ càng ngày càng nhiều. Như Thiện Tài Đồng Tử  53 lần tham, những vị thầy này, một người giới thiệu cho bạn một người thì sẽ quen biết rất nhiều. Nếu bản thân bạn không hiếu học thì không còn cách nào. Then chốt ở hiếu học. Hiếu học chính là cảm, năng cảm; tất cả thiện hữu đến giúp đỡ bạn, đó chính là năng ứng. Chúng ta học tập phải từ ngay chỗ này mà bắt tay vào.

Trong học tập có thú vui chân thật. Nếu người không có tâm hiếu học, không có hạnh hiếu học, họ không thể hội được. Luận Ngữ, các vị mở ra câu thứ nhất là “học nhi thời tập chi, bất diệt thuyết hồ” chính là tán thán hiếu học. Hay nói cách khác, một đoạn nhỏmở đầu trongLuận Ngữ cùng trong Phật pháp nói thân cận bạn tốt, ý nghĩa là tương đồng. Cảm ứng đạo giao là tự nhiên, thành tựu rồi. “Phật thị môn trung, bất xả nhất nhân”, đây là hoằng nguyện của chư Phật Bồ Tát, cũng là bổn nguyện của thiện tri thức. Tứ hoằng thệ nguyện các vị đều rất quen thuộc, bổn nguyện “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, các Ngài làm sao có thể bỏ đi một người? Ngày nay chúng ta nói không gặp được thiện tri thức, lời nói này là nói sai rồi. Tại vì sao không gặp được thiện tri thức? Không chịu học. Chân thật hiếu học thì bạn sẽ thường gặp thiện tri thức, ngày ngày cùng ở chung với thiện tri thức, chưa từng rời khỏi thiện tri thức. Tôi nói với mọi người lời này đều là thành thật.

Ngày nay chính tôi có được chút thành tựu nhỏ, không gì khác hơn là hiếu học. Tôi đối với năm dục sáu trần thế gian, loại đời sống hoan lạc này cả đời không hề hưởng thụ qua, cả đời đều ở trong học tập. Khi tôi còn trẻ ưa thích thân cận thiện tri thức; đối với người có đạo đức, người có học vấn, tôi rất là ngưỡng mộ, chỉ cần tôi có chút thời gian, tôi đến thân cận, nghe giáo huấn của họ, cho nên đời sống khi còn trẻ của tôi rất là đơn thuần. Chỗ mà tôi đi đến gần như là có ba nơi cố định. Những vị giáo thọ danh tiếng chỉ cần tôi có thời gian, tôi đến thăm viếng họ. Nơi thứ hai là thư viện,nơi thứ ba là nhà sách,các nơi khác đều không đi. Tôi ở Đài Bắc, ông chủ các nhà sách của Đài Bắc đều quen biết tôi. Tôi xem thấy sách hay thì có thể mang đi, có thể mượn về xem mà không cần phải đóng tiền thế chân. Họ đều biết tôi. Tôi có tiền thì tôi nhất định đến trả cho họ. Họ đều rất ái hộ đối với tôi, chịu hiệp trợ. Trong những khu vui chơi không thể tìm được tôi.