PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 95
Kinh văn: “Nhĩ thời Pháp Tạng, văn Phật sở thuyết, tất giai đỗ kiến khởi phát vô thượng, thù thắng chi nguyện”.
Phía trước chúng ta đã từng đọc đến, Bồ Tát Pháp Tạng thỉnh giáo với lão sư, trên thực tế chúng ta tỉ mỉ quán sát tư duy, Ngài đã thỉnh giáo chính là làm thế nào đem công tác giúp đỡ tất cả chúng sanh làm được rất viên mãn, rất thỏa đáng. Hoằng nguyện của Ngài thực tế là không thể nghĩ bàn. Chúng ta đọc được ở trong kinh văn, Ngài muốn làm Phật, hơn nữa còn siêu vượt chư Phật.
Trong kinh điển nhà Phật, chư Phật Như Lai, Thanh Văn, Duyên Giác, chư đại Bồ Tát, tóm lại mà nói, đều là phát ra tâm từ bi chân thành viên mãn, bằng lòng vì tất cả chúng sanh làm việc, giúp đỡ chúng sanh lìa khổ được vui. Tam giới lục đạo rất khổ, nhất là ba đường ác. Sáu cõi so với pháp giới bốn thánhthì sáu cõi thống khổ, nhân thiên cũng không có gì vui đáng nói. Trên kinh Đại thừa thường nói:“Tam giới thống khổ”. Chúng sanh dục giới có khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, thảy đều đầy đủ. Thiên nhân sắc giới tuy là buông bỏ năm dục sáu trần rồi, buông bỏ tham-sân-si-mạn, nhưng trong tham-sân-si-mạn này buông bỏ được hiện hành thô trọng, còn phiền não vi tế vẫn là có, vẫn chưa đoạn hết. Thế nhưng các vị phải ghi nhớ, Sắc Giới trở lên thìtrong ba loại phiền não tham sân si, sân hận đã đoạn dứt, không có sân hận, không có ngạo mạn. Do đây có thể biết, bạn tu hành có tu được tốt hơn, sức định sâu hơn, trí tuệ lớn hơn, nếu bạn vẫn còn tâm sân hận, vẫn còn tâm đố kỵ, thì khẳng định bạn vẫn còn ở Dục Giới, bạn không đến được Sơ Thiền Thiên. Chúng ta đọc tụng kinh luận đối với những chỗ này phải đặc biệt lưu ý, quyết định không thể hàm hồ qua loa, đọc cho qua. Cách đọc như vậy thì chúng ta không được lợi ích. Nhất định phải cẩn trọng mà thể hội, tỉ mỉ mà quán sát.
Đối trị tập khí tâm bệnh của chính chúng ta, vạn nhất không nên cho rằng bình thường những việc không vui nho nhỏ, xem thấy người khác có việc tốt, trong lòng cũng có chút không dễ chịu, không phải là đố kỵ sao? Cho rằng đây là những việc rất nhỏ, đều không có lưu ý, thế nhưng bạn không biết là tích lỗi nhỏ thì biến thành lỗi lớn, tích nghiệp nhỏ liền biến thành tội nặng, làm sao có thể không lưu ý chứ? Làm sao có thể không kiểm điểm? Tu hành chính là phải từ ngay chỗ nhỏ vi tế này, mỗi giờ mỗi phút đề cao cảnh giác. Người thế gian, thực tế mà nói, đa số người đều có cái bệnh chung làcho rằng cái thiện nhỏ không là gì, không chịu nỗ lực mà làm, ác nhỏ cũng không hề gì, cũng là xem thường. Đây là chướng ngại to lớn chúng ta tu hành không thể thành tựu.
Pháp Tạng ở ngay chỗ này biểu hiện Ngài tu hành không như vậy, Ngài đích thực là một tấm gương tu hành tốt, tâm lượng lớn, phải bình đẳng phổ độ pháp giới tất cả chúng sanh, cho nên thành tựu của Ngài thù thắng không gì bằng. Ngày nay chúng ta muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, mở quyển kinh ra chính mình phải rõ ràng, tường tận, tâm lượng của chúng ta không thể so với A Di Đà Phật, nhưng chí ít phải có gần giống thì mới có thể vãng sanh. Nếu như ngay đến tâm lượng gần giống cũng không có, thì cả đời này niệm Phật, vãng sanh là việc khó có được. Người chân thật mong cầu ngay trong đời này thấy Phật không thể không lưu ý.
Chúng ta xem thỉnh pháp của Ngài, tâm địa chân thành, lời nói biểu hiện khẩn thiết, Ngài mong cầu với lão sư. Lão sư cao minh, lão sư có thể dò xét, xem thấy có một học trò có tâm chân thành đến như vậy, có đại tâm, đại nguyện, đại hạnh, cho nên mới nói cho Ngài nghe Phật pháp viên mãn, tánh tướng, lý sự, nhân quảcủa hư không pháp giới tất cả cõi nước chư Phật, mỗimỗi vì Bồ Tát Pháp Tạng giới thiệu. Không chỉ giới thiệu, mà còn ứng tâm nguyện của Ngài, Thế Gian Tự Tại Vương Phật đem mười phương cõi nước chư Phật triển hiện ra ngay trước mặt Ngài để Ngài thảy đều xem thấy. Cho nên kinh văn của hôm nay, Pháp Tạng nghe Phật nói ra “giai tất đỗ kiến”, Ngài đều thấy được, thế là “khởi phát vô thượng thù thắng chi nguyện”. Câu này là vô cùng hiếm có, chân thật không cô phụ giáo huấn của lão sư, kiến lập đại sự nghiệp của Phật pháp. Đại đức xưa đem vô thượng thù thắng lượt nói ra mấy sự việc, y chánh trang nghiêm, thọ lạc của chúng sanh, quang minh vô lượng, thọ mạng vô lượng, công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn, nhân duyên vãng sanh không thể nghĩ bàn. Chỉ cần đầy đủ tín-nguyện-hạnh ba điều kiện, “phát tâm Bồ Đề, nhất hướng chuyên niệm” liền có thể vãng sanh. Sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc lợi ích thù thắng không gì bằng. Câu này chính là tổng cương lĩnh của bốn mươi tám nguyện phía sau. Bốn mươi tám nguyện chẳng phải là đầy đủ “vô thượng thù thắng chi nguyện” hay sao? Cho nên một câu sáu chữ này là đề mục của bốn mươi tám nguyện, là tổng cương lĩnh của bốn mươi tám nguyện, chân thật là vô thượng thù thắng, siêu việt chư PhậtNhư Lai.