/ 374
707

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 89

Kinh văn: “Dục linh ngã tác Phật thời, trí tuệ quang minh, sở cư quốc độ, giáo thọ danh tự, giai văn thập phương”.

Lần trước đã giảng đến “sở cư quốc độ”. “Giáo thọ danh tự”, ở trong đây có người, có pháp. Tên tuổi của người chính là ngày nay chúng ta gọi là Tây Phương Tam Thánh: A Di Đà Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây là chỉ người. Pháp đích chỉ Tịnh Độ ba Kinh:Kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, Phật Thuyết A Di Đà Kinh. Ở Trung Quốc, tổ sư đại đức đời sau lại đem Hạnh Nguyện Phẩm cùng Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chươngđể vào phía sau ba Kinh, cho nên hiện tại chúng ta đều biết rõ là Tịnh Độ nămKinh. Lại thêm vào Vãng Sanh Luận của Bồ Tát Thiên Thân. Đây là Bồ Tát Thiên Thân báo cáo tâm đắc tu học Tịnh Độ, không luận là lý luận, phương pháp, cảnh giới đều rất đáng được chúng ta làm tham khảo. Đây là toàn bộ Kinh điển Tịnh Tông hiện tại, gồm năm Kinh một luận.

Nguyện của Pháp Tạng Tỳ Kheo không thể nghĩ bàn. Quốc độ là thế giới Cực Lạc, vào hiện tại chúng ta là thôn Di Đà. Chúng ta phải đem khái niệm của thôn Di Đà hoằng dương đến toàn thế giới, từ thôn Di Đà tiếp dẫn thông vãng thế giới Tây Phương Cực Lạc. Cho nên “quốc độ, giáo thọ danh tự”, “giai văn thập phương”, đây là nguyện vọng của Pháp Tạng. “Nguyện phổ văn”, ở trong phán khoa nói rất rõ ràng, “chánh báo diệu”, “y báo diệu”, “danh hiệu diệu”. Ý nghĩa của diệu rất sâu, chân thật là diệu đến không thể nghĩ bàn. Nếu như không thể thâm nhập Kinh tạng, thâm giải nghĩa thú thì không thể nào biết được ba chỗ diệu này. Ba thân của A Di Đà Phật là pháp thân, báo thân, ứng hóa thân, không chỉ là giai văn thập phương, thực tế là biến chiếu mười phương, không nơi nào không có, đây là chánh báo diệu. Sở cư quốc độ là thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc liền nhiếp thọ mười phương ba đời, tất cả thế giới chư Phật. Đây là Thế Tôn ở ngay không Phật pháp vì chúng ta giới thiệu mười phương cõi nước chư Phật không thể thấy được, chỉ riêng có Di Đà Tịnh Độ thù thắng. Mười phương thế giới tất cả chúng sanh dựa vào cái gì để vãng sanh thế giới Cực Lạc? Chỉ nhờ vào câu Phật hiệu này. Đại đức xưa vì chúng ta giảng dạy trong 48 nguyện, nguyện nào là thù thắng nhất? Cổ đức đều khẳng định nguyện thứ 18. Nguyện thứ 18 là nói cái gì? Công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn, khi lâm chung một niệm, mười niệm đều được vãng sanh. Do đó ở Nhật Bản có “bổn nguyện niệm Phật”, ý nghĩa không sai, có thể vãng sanh hay không? Tôi thấy chưa chắc. Do nguyên nhân gì? Họ không hề tương ưng với bổn nguyện của Phật A Di Đà, mà là tâm lý may mắn, đầu cơ, thủ đoạn. Các vị đều rất muốn dụng công tu hành, họ không cần tu hành, họlà bổn nguyện niệm Phật, cũng không cần phải ăn chay, cũng không cần trì giới, cái gì cũng không cần, chỉ cần nắm lấy cái nguyện này tương lai liền được vãng sanh, tạo thành hiểu lầm rất lớn. Lâm chung một niệm, mười niệm là loại người nào vậy? Ngay trong một đời đều không gặp được pháp môn Tịnh Độ, khi lâm chung mới nghe được thiện tri thức khuyên dạy, họ bỗng chốc liền tỉnh ngộ ra, vậy mới được. Loại người đó chân thật gọi là quay đầu là bờ, cho dù cả đời tạo tác ác nghiệp.

Vào thời xưa, Trương Thiện Hòa là một thí dụ rất tốt. Ông là người thời nhà Đường. Chúng ta phải nên biết, ông là một đồ tể giết bò để sống. Đến khi lâm chung, ông thấy rất nhiều người đầu bò đến đòi mạng ông. Vào lúc này, rất may thần trí ông rõ ràng, ông không mê hoặc, ông liền kêu lên “cứu mạng”. Ông gặp được duyên tốt, ngay khi kêu cứu mạng thì có một người xuất gia đi ngang qua cửa của ông, nghe được bên trong kêu cứu mạng, người xuất gia này liền vào bên trong xem thử đã xảy ra việc gì. Trương Thiện Hòa nói với người xuất gia là có rất nhiều người đầu bò đến đòi mạng ông. Người xuất gia này đốt một bó hương đưa cho ông, bảo ông lớn tiếng niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Ông liền làm theo. Niệm được mấy danh hiệu, ông nói không thấy người đầu bò nữa, A Di Đà Phật đến tiếp dẫn ông, ông liền đi vãng sanh. Người này nhiều đời nhiều kiếp thiện căn phước đức nhân duyên ngay trong một sát na chín muồi, vậy mới có khả năng. Bạn thử nghĩ xem, khi bạn lâm chung có thể gặp được cơ hội này hay không? Nếu như không gặp được thì bạn vẫn phải đọa ba đường. Cho nên các vị đồng tu phải nên biết, bổn nguyện niệm Phật về lý luận có thể nói được thông nhưng trên thực tế quá khó, đó là giữ lấy tâm lý may mắn. Nhân không chánh thì quả không tròn đầy. Nếu nhưđó là một phương pháp tu học rất tốt, Phật pháp truyền đến Trung Quốc 2000 năm, tổ sư đại đức nhiều đời sớm đã dạy cho chúng ta rồi, làm sao có thể đợi đến sau khi Phật pháp truyền đến Nhật Bản, người Nhật Bản phát hiện, lại truyền ngược trở lại, làm gì có cái đạo lý này? Cho nên chúng ta phải tường tận, nhất định phải “trung thực niệm Phật”. Đặc biệt ở vào thời đại này, thời đại này khổ nạn quá nhiều, là một thời đại khác thường, cũng là một thời đại rất không bình thường, tất cả chúng sanh tâm lý không bình thường, đời sống không bình thường, hành vi không bình thường, chúng ta phải dùng một pháp môn như thế nào mới có thể độ được?

/ 374