/ 374
828

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 81

Kinh văn:

Giả linh cúng dường hằng sa thánh

Bất như kiên dũng cầu chánh giác”.

Lần trước giảng đến đoạn này, ý nghĩa vẫn chưa giảng xong. Hai câu này cũng là kinh văn quan trọng nhất của kinh Vô Lượng Thọ, cũng là câu kinh tinh túy nhất. Cúng dường, phía trước đã từng nói qua với các vị là có tài cúng dường, có pháp cúng dường. Thông thường ở trong các kinh Đại thừa gọi là bố thí, tài bố thí, pháp bố thí, đến trên hội Hoa Nghiêm thì không thể nói bố thí mà nói là cúng dường, đạo lý này ở đâu vậy? Hoa Nghiêm là viên giáo, Đại thừa là biệt giáo. Bồ Tát của biệt giáo cùng Bồ Tát của viên giáo kiến địa không như nhau. Hay nói cách khác, Bồ Tát biệt giáo trí tuệ vẫn chưa viên mãn, đối với chân tướng sự thật vẫn chưa thể thấy được rõ ràng, do đó gọi là bố thí. Đến Bồ Tát viên giáo kiến địa viên mãn, kiến giải tương đồng với chư Phật Như Lai, biết được hư không pháp giới tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật. Chúng ta đối với Phật thì không thể gọi là bố thí mà phải gọi là cúng dường. Cúng dường là dùng cái tâm chân thành, cung kính để tu bố thí. Bồ Tát thông thường, chân thành cung kính chưa đạt đến được trình độ này thì gọi là bố thí, nếu như trình độ bằng với chư Phật Như Lai thì gọi là cúng dường. Do đây có thể biết, ai cúng dường tất cả chúng sanh? Là chư Phật Như Lai. Chỗ này giảng chư Phật Như Lai chính là 41 vị pháp thân đại sĩ mà trên kinh Hoa Nghiêm nói. Các Ngài là Phật thật, không phải Phật giả. Ở Thiên Thai, trong lục tức Phật, 41 vị pháp thân đại sĩ là phần chứng tức Phật, tuy là quả chứng của họ chưa có viên mãn nhưng họ đích thực chứng được một phần. Phần này chính là chân như tánh, cho nên họ biết được hư không pháp giới tất cả chúng sanh vốn dĩ thành Phật, do đó đối với tất cả chúng sanh, các Ngài xem họ là Phật để cúng dường, bởi vì tất cả chúng sanh vốn dĩ là Phật. Đây chính là hạnh Phổ Hiền. Không đạt đến được cảnh giới này, còn có Phật, có Bồ Tát, có chúng sanh, thì đối với Phật là cúng dường, đối với chúng sanh thì dùng bố thí, cái tâm cung kính này đã bị suy kém rất nhiều, không thể giữ được tâm cung kính viên mãn. Cái điểm này rất đáng được chúng ta phản tỉnh, chúng ta phải nên học tập. Học tập cung kính tất cả gọi là học Phật. Làm đến được cung kính tất cả, đây gọi là thành Phật. Nếu bạn muốn hỏi lúc nào thì bạn thành Phật? Lúc nào ta đối với tất cả chúng sanh, cái tâm chân thành cung kính đó không hề khác nhau với chư Phật Như Lai thì ngay lúc đó bạn liền thành Phật, bạn liền chứng quả, bạn liền giống y như chư Phật Như Lai cúng dường tất cả chúng sanh. Cái đạo lý này chúng ta không thể không biết, không thể không chăm chỉ nỗ lực học tập. Khác biệt giữa phàm phu và Phật chính là phàm phu có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, Phật thì hoàn toàn buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Trong pháp cúng dường, Bồ Tát Phổ Hiền nói cho chúng ta nghe mấy loại, chúng ta ở lần trước cũng đã từng giới thiệu qua là như thuyết tu hành cúng dường, lợi ích chúng sanh cúng dường, nhiếp thọ chúng sanh cúng dường, đại chúng sanh khổ cúng dường. Chúng ta đã giảng bốn loại. Trong bốn loại này, nhiếp thọ chúng sanh vô cùng quan trọng. Nếu như không thể nhiếp thọ chúng sanh thì bạn làm sao có thể giúp đỡ chúng sanh? Trong Phật pháp thường gọi là phổ độ chúng sanh, ý nghĩa của câu nói này chính là phổ biến. Phổ biến chính là không có phân biệt. Độ chính là giúp đỡ. Phổ biến giúp đỡ tất cả chúng sanh không có phân biệt. Vậy chúng sanh không tiếp nhận thì làm sao? Bạn đến giúp họ ngay đến ngó họ cũng không thèm ngó, họ cơ bản không thèm nhận tình của bạn thì bạn phải làm sao? Cho nên trong cúng dường liền nêu ra có nhiếp thọ chúng sanh cúng dường.

Nhiếp thọ chúng sanh cúng dường.

Nhiếp thọ chúng sanh, ý nghĩa của câu nói này nếu dùng lời hiện tại mà nói, chính là phải làm tốt mối quan hệ của mình và chúng sanh, nhiếp thọ chính là làm tốt quan hệ. Phật dùng phương pháp gì để làm tốt mối quan hệ với tất cả chúng sanh? Phật có bốn nguyên tắc, gọi là Tứ Nhiếp Pháp, thù thắng hơn nữa chính là Tứ Tất Đàn. Tất Đàn, cái danh từ này là Hoa-Phạn cùng hợp dịch. Tất là chữ Trung Quốc, Đàn là tiếng Ấn Độ, Đàn là Đàn Na, chính là bố thí. Chúng ta dùng lời hiện đại mà nói, Tất Đàn ý nghĩa chính là bố thí viên mãn, bình đẳng bố thí, phổ biến bố thí. Phật nói, pháp có bốn loại.

/ 374