/ 374
700

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 72

Hòa thượng là dịch âm từ tiếng phạn, là từ trong tiếng Ấn Độ xưa phiên dịch ra, ý nghĩa là thân giáo sư. Khi dịch kinh không dịch ra ý của nó, chỉ dịch âm, cái danh xưng này là thuộc về tôn trọng không dịch. Chúng ta tôn kính đối với danh xưng này, dùng nguyên cái nguyên âm để gọi, đây thuộc về tôn trọng mà không dịch, thực tế mà nói có thể dịch là thân giáo sư. Như ở một trường học, người đích thân chế định chánh sách giáo học thì mới được gọi là thân giáo sư, là ai vậy? Hiệu trưởng. Các vị phải nên biết, một đạo tràng chính là một trường học, một trường học chỉ có một thân giáo sư, chỉ có một hiệu trưởng, cho nên một đạo tràng chỉ có một người được gọi là Hòa thượng,hiện tại chúng ta gọi là trụ trì, gọi là phương trượng, người đó mới được gọi là Hòa thượng, những người xuất gia khác không thể gọi là Hòa thượng, không thể có nhiều Hòa thượng đến như vậy, không nên có cách gọi như vậy, vậy thì bạn hoàn toàn sai rồi. Nên gọi là Pháp sư. Pháp sư là gì? Là giáo viên trong trường học. Hòa thượng là hiệu trưởng trong trường học. Hiệu trưởng chỉ có một, giáo viên thì rất nhiều, cho nên gọi giáo sư, gọi A Xà Lê.

A Xà Lê là dịch âm từ tiếng Phạn, dịch thành ý Trung vănlà ngôn hạnh của họ có thể làm gương mẫu cho học sinh chúng ta, gọi là quỹ phạm sư. Quỹ là quỹ đạo, phạm là mô phạm, gọi là quỹ phạm sư, không phải là thân giáo sư. Nhờ vào thân giáo sư, hiệp trợ thân giáo sư dạy bảo học sinh sơ học. Như các tự viện thời xưa, tương lai những xưng hô nàytrong tự viện nhất định phải đổi thành hiện đại hóa, nếu không thì mọi người sẽ không hiểu. Trong tự viện, có lẽ các vị có nghe nói Hòa Thượng thủ tọa, lại thêm vào thủ tọa. Thủ tọa làm công tác gì? Họ là thuộc về A Xà Lê. Thủ tọa, Duy na, Giám viện đều là thuộc về A Xà Lê, không thể gọi là Hòa Thượng. Thủ tọa quản giáo học, chính là người phụ trách việc dạy học. Như trong trường học hiện tại, giáo vụ trưởng trong trường đại học, chủ nhiệm giáo vụ trong trung học phụ trách giáo học, duy na phụ trách huấn đạo, giám viện quản tổng vụ. Bạn thấy trong tòng lâm tự viện gọi là cương lĩnh chấp sự, phân ra ba bộ phận lớn là giáo bộ, huấn đạo, tổng vụ. Ba bộ phận lớn này cùng với tổ chức hành chánh trong trường học hiện tại hoàn toàn như nhau. Phật pháp là giáo dục, không phải tôn giáo, bạn từ trong những xưng hô này, từ trong những tính chất của công việc, bạn hoàn toàn tường tận. Chúng ta đối với những xưng hô thường thức này nhất định phải biết, nếu không thì bạn vừa mở miệng, người trong đạo liền biết bạn chưa có học qua, bạn không hiểu.

Còn có một xưng hô phổ thông, chỗ này cũng giảng kèm theo một chút, đó là chữ “chúng”. Chữ “chúng” này ở trong Phật pháp là đại biểu đoàn thể, không phải chỉ một người. Bạn xem chúng ta đọc Tam quy y: “Quy y tăng, chúng trung tôn”. Tăng là tăng đoàn, tăng không phải một người, mà là một đoàn thể, đoàn thể của nhà Phật. Không luận là xuất gia, hoặc giả là tại gia cư sĩ, bạn hợp thành một đoàn thể, đoàn thể gọi là tăng. Như Cư Sĩ Lâm là một đoàn thể, Cư Sĩ Lâm chính là một tăng đoàn, cái tăng đoàn này do cư sĩ tại gia tổ hợp nên. Tăng đoàn không phân biệt là tại gia hay xuất gia, đều gọi là tăng đoàn, chỉ cần tuân thủ “sáu phép hoà”, nương vào sáu phép hòa tu hànhthì đó gọi là tăng đoàn. Như đoàn thể này là một tăng đoàn, do đó một người cũng gọi là tăng. Nếu chiếu theo ý nghĩa của nó mà nói, thì tại gia, xuất gia đều gọi là tăng. Thế nhưng theo thói quen hiện tại của Trung Quốc, cư sĩ tại gia không gọi là tăng, người xuất gia gọi là tăng, bạn phải hiểu rõ cái ý nghĩa này. Đã là một tăng đoàn, cho dù là tại gia hay xuất gia, nếu như bạn muốn thỉnh giáo với người, bạn muốn hỏi đạo tràng Cư Sĩ Lâm của các vị ở bao nhiêu người, người ta vừa nghe thì biết bạn là người ngoài, bạn chưa có học Phật. Người đã học Phật, nếu như họ thỉnh giáo với người, họ sẽ không hỏi bạn ở nơi đây ở có bao nhiêu người, mà họ hỏi thế nào? Bạn ở nơi đây có bao nhiêu “chúng”? Không thể nói bạn ở bao nhiêu người, tại vì sao vậy? Nói ở bao nhiêu người, bạn có ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, đó là trên kinh Kim Cang nói, hoặc giả là ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, bạn đã dính tướng. Nếu nói chúng thì phá mất đi cái tướng này rồi. Chúng là cái ý gì? Đạo tràng này của bạn ở có bao nhiêu thứ “chúng duyên hòa hợp”, chính là cái ý này, là chúng duyên hòa hợp. Bạn xem, ở ngay trong lời nói cũng làm cho bạn khai ngộ. Không nên chấp trước, đây là thứ do chúng duyên hòa hợp, cho nên những thuật ngữ nàytrong nhà Phật chân thật đều là mỗi giờ mỗi phút đang nhắc nhở chúng ta, dạy chúng ta không nên chấp trước. Đó là nói đến chỗ này, nói thêm với các vị một vài cách xưng hô thường nghe.

/ 374