/ 374
652

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 73

Kinh văn:

Thường hành bố thí cập giới nhẫn

Tinh tấn định huệ Lục Ba La

Vị độ hữu tình linh đắc độ

Dĩ độ chi giả sử thành Phật”.

Bài kệ này trong phán khoa là “tất linh thành Phật”. Trong bốn câu văn thì đã đầy đủ tứ hoằng thệ nguyện, hai câu phía trước là thường hành lục độ, bao gồm học pháp môn, đoạn phiền não, câu thứ ba là độ chúng sanh, câu sau cùng là thành Phật đạo, cho nên viên mãn đầy đủ ý nghĩa của tứ hoằng thệ nguyện. Lục Ba La Mật là hành trì của Phật, cũng chính là nói chư Phật Như Lai thị hiện ở sáu cõi, ở mười pháp giới,các Ngài biểu hiện ra là cái gì? Trong Phật pháp gọi là thị hiện, người hiện tại chúng ta gọi là biểu diễn, đời sống công việc giáo học đối nhân xử thế tiếp vật của các Ngài đã biểu diễn ra, sáu điều này toàn bộ đều bao gồm trong đó. Bồ Tát học Phật cũng thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày. Nếu như rời khỏi đời sống mà học Phật thì là trống không, không khế hợp thực tế, có lý luận không có sự thật, vậy thì liền biến thành huyền học. Phật pháp có sự có lý, lý sự hòa dung, đó mới là trí tuệ chân thật. Trong kinh văn, chúng ta phải đặc biệt chú trọng hai chữ “thường hành”.

Thường hành chính là vĩnh viễn không có gián đoạn. Chư Phật Như Lai, các chúng Bồ Tát ở sáu cõi, ở mười pháp giới, thật đúng như trên kinh đã nói là “tùy loại hóa thân, tùy cơ nói pháp”, ẩn hiện tự nhiên, tâm hạnh của họ vĩnh viễn  không có gián đoạn. Phật Bồ Tát gìn giữ cái tâm gì? Trên đề Kinh Vô Lượng Thọ đã giảng là Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác. Đây là dụng tâm của chư Phật Bồ Tát,dùng thanh tịnh bình đẳng giác để hành sự, đó chính là Phật hạnh, Bồ Tát hạnh. Ngày nay chúng ta muốn học nhưng học không giống được. Chúng ta cũng học bố thí, cũng học trì giới, cũng học nhẫn nhục, tại vì sao học không giống? Tâm của chúng ta không phải tâm Phật, cũng chính là nói tâm của chúng ta vẫn cứ mê mà không giác, vẫn cứ nhiễm mà không tịnh, vẫn cứ tà mà không chánh, tâm của chúng ta là mê-tà-nhiễm, tâm của Phật Bồ Tát là giác-chánh-tịnh. Đây là chỗ khác nhau, đó là chỗ chúng ta có học thế nào cũng học không giống được, nguyên nhân ở ngay chỗ này.

Nếu như chúng ta chân thật học Phật, người xưa thường nói là “phải tu từ cơ bản”. Cơ bản là tu tâm, thế nhưng tâm cùng hạnh có liên quan mật thiết, quan hệ này không thể tách ra, cho nên hành cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta tỉ mỉ mà quán sát sự hành trì của Phật Bồ Tát, các Ngài bố thí chân thật là tất cả đều buông bỏ, đem kiến tư phiền não buông bỏ. Trong kiến tư phiền não, cái thứ nhất là “ngã kiến”. Ngày nay chúng ta tu học đối với Phật pháp không thâm nhập được pháp môn, rất muốn vào cửa mà không thể vào được, tại vì sao không thể vào được? Chưa phá được ngã kiến, cho nên học thế nào cũng học không giống. Lúc nào bạn có thể đem thân kiến phá đi, không còn chấp trước cái thân này là ta, vậy chúng ta muốn hỏi “ngã” là gì?   Các vị ở trong kinh điển Đại Thừa cũng nghe được không ít, đặc biệt là Hoa Nghiêm, ở trên kinh Phật vì chúng ta tường tận khai thị, “ngã” là tất cả chúng sanh, mấy người có thể biết được? Tất cả chúng sanh là ta, tất cả chúng sanh là thân tướng của ta, đương nhiên cũng bao gồm cái thân này ở trong đó, như vậy thì bạn xem như chân thật hiểu rõ. Hư không pháp giới là phòng ốc của chúng ta cư ngụ, là sân vườn trong nhà chúng ta, bạn có thể thể hội được hay không? Bạn quả nhiên thể hội được thì chính là trên đại kinh thường nói, bạn đã chứng được pháp thân thanh tịnh, vào lúc này bạn tu sáu Ba La Mật thì liền tương ưng khế hợp Phật hạnh, Bồ Tát hạnh. Đó là đại đức xưa dạy người nên có câu “tu từ căn bản”. Chúng ta phải đem ý niệm chuyển đổi lại, chuyển đổi quan niệm lại. Cái đạo lý này tôi vừa nhắc đến thì các vị đồng tu ít nhiều có thể thể hội được. Tại vì sao tất cả chúng sanh là thân ta, hư không pháp giới là nhà ta, là sân vườn của chúng ta? Trên kinh Hoa Nghiêm nói rất hay: “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm của ai? Thức của ai? Tâm thức của chính mình, không phải của người khác, cho nên tận hư không khắp pháp giới là chính mình. Ngày nay chúng ta mê chính là mê sự việc này, chư Phật Bồ Tát ngộ cũng là ngộ ở sự việc này. Mê ngộ ở người, sự thật thì không có mê, cũng không có ngộ. Sự là nói sự tướng với bạn, thật là nói cái lý chân thật với bạn, chính là tự tánh, chân tâm, chân như. Sự tướng cùng lý thể đều không có mê ngộ, mê ngộ là ở người. Bạn một niệm giác ngộ thì phàm phu thành Phật, một niệm mê hoặc thì Phật biến thành phàm phu, đạo lý chính là như vậy. Thế nhưng thọ dụng của chư Phật Bồ Tát cùng phàm phu khổ vui khác biệt quá lớn. Phàm phu thọ dụng rất là khổ cực, thọ dụng của chư Phật Bồ Tát thì được đại tự tại, không giống nhau. Cho nên chúng ta cần phải giác ngộ, cần phải học Phật, phải học buông bỏ của Phật.

/ 374