/ 374
691

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ

TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 54

Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa khi còn ở đời vì mọi người giảng Kinh nói pháp, nếu dùng lời hiện tại mà nói, đó chính là giáo học. Thân phận của Ngài, dùng lời hiện tại mà nói, Ngài là một người làm công tác giáo dục xã hội, hơn nữa, hoàn toàn là giáo học nghĩa vụ, tuyệt nhiên không lấy của học trò một xu học phí nào. Phật tiếp nhận cúng dường của học trò rất đơn giản, ba y một bát, mỗi một ngày chỉ ăn một bữa cơm, đi ra ngoài khất thực, trải qua đời sống như vậy, cho nên chân thật là làm một người công tác giáo dục nghĩa vụ. Mục đích giáo dục của Ngài chính là nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh, hay nói cách khác, nói rõ chính chúng ta cùng chân tướng hoàn cảnh đời sống của chính mình, như vậy mà thôi. Ngày nay lưu lại nhiều Kinh điển đến như vậy, chính là Thế Tôn Ngài năm xưa sách giáo trình của giáo học, sách giáo khoa không phải là Ngài viết, mà chính Ngài nói. Sau khi Phật diệt độ, sau khi Ngài qua đời, học trò của Ngài từ trong ký ức đem những gì Ngài giảng chỉnh lý viết ra, đó mới gọi là Kinh điển. Cả đời Ngài giảng được quá nhiều, những gì lưu lại rất là phong phú. Hiện tại thế gian, không luận một đại học nào, khoa hệ đó có hoàn bị hơn, thực tế ra mà nói, tập hợp tất cả khoa hệ lại vẫn không thể viên mãn được như Kinh Phật đã nói. Đó là thật không phải là giả.

Tôi thường đi lại rất nhiều nơi trên thế giới, tôi thích nhất là đến thăm trường học. Mỗi lần đến một địa phương nào, tôi nhất định đến thăm trường học tốt nhất của khu vực đó. Tôi đến Bắc Kinh, trước tiên liền đi thăm Đại học Bắc Kinh, Đại học Sư Phạm Bắc Kinh, gần Bắc Kinh là Đại Học Nam Khai Thiên Tân. Ở nước ngoài, những trường đại học nổi tiếng tôi thường hay đến thăm viếng.

Ngày nay chân thật có thể giải quyết được vấn đề, đích thực là Phật pháp Đại Thừa. Trong Phật pháp Đại Thừa, tinh hoa nhất chính là “Kinh Vô Lượng Thọ” và “Kinh Hoa Nghiêm”. Đó là tinh hoa trong Phật pháp Đại Thừa, chân thật có thể giúp đỡ chúng sanh lìa khổ được vui. Lìa khổ được vui nhất định phải từ phá mê khai ngộ mà bắt tay vào. Vậy thì A Nan hôm nay hỏi, mục đích cũng chính ngay chỗ này, là vì chúng sanh mà hỏi, không phải vì chính mình. Phật vì mọi người nói rõ cũng không phải vì chính mình, mà là vì chúng sanh. Cho nên, phía sau tán thán ông: “Năng vấn như thị vi diệu chi nghĩa”.

“Như thị vi diệu chi nghĩa” chính là bộ Kinh này đã nói ra, cũng chính là phía trước nói “Phật Phật nhớ nhau”. Phật Phật nhớ nhau là nhớ cái gì? Chính là một bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” này. “Kinh Vô Lượng Thọ” chính là tất cả chư Phật “Phật Phật nhớ nhau”. Nếu như đem “Kinh Vô Lượng Thọ” triển khai ra thì chính là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”, Phật Phật nhớ nhau. Hiện tại “Kinh Hoa Nghiêm” giảng được rất tường tận, rất không dễ dàng. “Kinh Vô Lượng Thọ” khai giảng lần này cũng giảng tỉ mỉ với mọi người, bởi vì hiện tại chúng ta không bị hạn chế bởi thời gian. Năm xưa mỗi lần tôi đến Singapore, đại khái đều là một tháng. Một tháng là một hạn chế. Ngay trong một tháng nhất định phải giảng một bộ Kinh, cho nên không thể giảng tỉ mỉ được. Lần này không bị hạn chế bởi thời gian, có thể giảng tỉ mỉ. Thế nhưng giảng tỉ mỉ thì thời gian sẽ rất dài, cho nên phối hợp để giảng “Kinh Hoa Nghiêm”. Bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” này cũng có thể giảng qua được, thế nhưng “Kinh Hoa Nghiêm” trước mắt theo cách nói này, tôi cũng rất lo lắng. Ban đầu tôi nghĩ trong năm năm phải giảng xong, nhưng xem cách giảng hiện tại thì mười năm cũng giảng chưa xong. Tôi cũng hỏi thử xem ý kiến của các đồng tu nghe Kinh, họ đều thích cách nói này của tôi. Tôi nói, vậy thì tốt rồi, các vị mọi người đều là Vô Lượng Thọ. Chiếu theo cách giảng hiện tại này, nhất định phải hơn mười năm. Thế nhưng giảng tỉ mỉ có cái tốt của tỉ mỉ, đích thực là chúng ta mê đã quá lâu rồi, không tường tận giải thích rõ ràng, hàm hồ qua loa giảng qua thì không có lợi ích, ý niệm của chúng ta vẫn là không thể chuyển đổi được. Hay nói cách khác, sự chuyển đổi này, từ mê chuyển đến ngộ, đó gọi là chuyển đổi; từ tà chuyển đến chánh, từ nhiễm chuyển đến tịnh, đó gọi là chuyển đổi. Ngày trước chúng ta trải qua đời sống mê-tà-nhiễm, hiện tại thật chuyển đổi rồi, chúng ta trải qua đời sống giác-chánh-tịnh. Giác-chánh-tịnh chính là đời sống của Bồ Tát, chúng ta trải qua đời sống của Phật Bồ Tát. Mê-tà-nhiễm là phàm phu, tâm luân hồi tạo nghiệp luân hồi. Chuyển đổi lại chính là Phật Bồ Tát, siêu phàm nhập thánh. A Nan hỏi đó là vi diệu chi nghĩa.

/ 374