/ 30
39

Trì giới là gốc

Tịnh độ là nơi quay về

Quán tâm là trọng yếu

Bạn lành là chốn nương tựa


SA-DI THẬP GIỚI OAI NGHI LỤC YẾU

Tập 28

Chủ giảng: Pháp sư Định Hoằng

Thời gian: 12/10/2016

Địa điểm: Chùa Giác Nguyên, Thành phố Sán Vĩ

Việt dịch: Ban biên dịch Pháp Âm Tuyên Lưu


Kính chào chư vị liên hữu tôn kính, chư vị thiện tri thức đang xem trực tiếp tôn kính! Chúc mọi người buổi chiều tốt lành!

Hôm nay, Định Hoằng đến Hồng Kông làm việc. Mỗi ngày chúng tôi lên mạng giảng bài trong lớp Tịnh luật học Phật, để khóa trình không bị gián đoạn. Cho nên nhân cơ hội này, liền đến nơi đây tiếp tục giảng bài, đồng thời phát sóng trực tiếp, chúng ta ở đây xem trực tiếp chỉ có năm nơi giáo học. Nhưng không ngờ hôm nay cũng có nhiều liên hữu đến như vậy, rất hoan nghênh.

Chúng ta tiếp tục xem môn oai nghi trong Sa-di Thập Giới Oai Nghi Lục Yếu, “chương thứ tư: nhập chúng”. Buổi giảng trước, chúng tôi đã giảng đến câu thứ chín là “không được xì mũi khạc nhổ lớn tiếng”. Tiếp theo, giảng câu thứ 10:

“Không được xì mũi khạc nhổ ở nơi điện tháp, phòng thất thanh tịnh, đất thanh tịnh và nước thanh tịnh, mà phải xì nhổ ở chỗ khuất vắng”.

Môn oai nghi này nói rất nhiều đến việc cộng tu, hoặc ở chung trong đạo tràng, nên phải biết quy củ, đó cũng là sự hành trì cơ bản mà người học Phật chúng ta nên có. Ở đây nói không được ở những nơi như điện, tháp mà xì mũi khạc nhổ. Điện chính là điện Phật, tháp chính là tháp Phật. Những nơi này đều là nơi cúng dường tượng Phật, cúng dường xá-lợi Phật, hoặc nơi cúng xá-lợi của tổ sư đại đức, còn có “phòng thất thanh tịnh, đất thanh tịnh”, ví dụ đại hùng bảo điện là nơi lên thời khóa sáng tối, như pháp đường ở đây. Pháp đường chính là nơi giảng pháp, còn có điện tháp cúng dường Phật Bồ-tát, thậm chí còn bao gồm toàn bộ tăng-già-lam, chính là tự viện đạo tràng. Vào cửa lớn của đạo tràng, nơi đây thuộc về đất thanh tịnh, nơi rất thanh tịnh, những nơi này cũng bao gồm “nước thanh tịnh”, nước thanh tịnh là nước dùng để cúng Phật, cúng tăng. Nguồn nước trong đạo tràng, đương nhiên cũng dùng để cúng Phật, cúng tăng. Mỗi ngày tăng chúng phải ăn, dùng nước này, nên đều phải giữ gìn sạch sẽ. Nếu xì mũi khạc nhổ vào trong, “thế” nghĩa là xì mũi, “thóa” nghĩa là nhổ nước miếng, làm thế là vô cùng bất kính, khiến những đất thanh tịnh, nước thanh tịnh này bị ô nhiễm, vậy thì sẽ chuốc lấy tội không nhỏ, cho nên ở đây đặc biệt nêu rõ, không được tùy tiện làm vậy. Nếu thật sự muốn xì khạc thì phải xì khạc ở đâu? “Ở nơi khuất vắng”. “Tịch” chính là nơi khuất vắng, ví dụ tránh vào góc tường, rãnh nước, đó là nơi đào thải chất dơ bẩn, hoặc vào trong nhà vệ sinh, xì khạc ở những nơi này.

Trước đây có một vị tăng, buổi tối tĩnh tọa ở trong tháp Phật, kết quả khi ngồi đột nhiên khạc nhổ. Điều này chúng ta thường có, bất chợt có thể lên một cục đàm, ông liền thuận miệng nhổ xuống đất. Kết quả, ở dưới ánh đèn ông nhìn thấy thần hộ pháp lập tức đưa tay ra đón lấy cục đàm này của ông, không để đàm rơi xuống đất, rồi đem cục đàm này ra bên ngoài. Khi ông nhìn thấy cảnh này thì cảm thấy vô cùng xấu hổ, cũng vô cùng sợ hãi. Bạn xem, chút hành vi tùy tiện vô tâm này là đã phạm tội lỗi rồi, nhưng thần hộ pháp đều nhìn rất kỹ, không hề có chút lơi lỏng nào. Điều này chứng tỏ chúng ta ở trong đạo tràng, nơi đất thanh tịnh tu hành hay nghỉ ngơi đều không được tùy tiện phóng túng. Có thể không phóng túng bản thân mà giữ tâm cung kính thận trọng, như vậy chính là đang tu hành, phóng dật là trái ngược với tu hành. Xem tiếp câu tiếp theo:

“Khi uống trà, canh không được xá chào người bằng một tay”.

Khi chúng ta đang uống trà, canh, một tay bưng tách trà hoặc bưng chén canh thì không được dùng một tay còn lại xá chào hành lễ với người. Bởi vì khi bạn đang ăn mà bạn lại hành lễ với người ta, việc này vừa không phù hợp lễ tiết, không thích hợp lễ nghi, hơn nữa cũng rất nguy hiểm. Khi bạn đang chào hỏi hành lễ với người ta mà tách trà, chén canh này đổ ra thì rất mất oai nghi, trên thực tế việc này cũng là không cung kính đối với người. Cung kính với người thì nên ở thời gian, nơi chốn phù hợp, dùng lễ nghi thích hợp, đây mới là cung kính. Được rồi, tiếp theo câu thứ 12:

/ 30