/ 100
208

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM

THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Phúc giảng lần thứ hai: Cô Lưu Tố Vân

Thời gian: 19/08/2021

Địa điểm: Tiểu viện Lục Hòa

Tập 95


Chư vị đồng tu tôn kính, chào mọi người, A-di-đà Phật!

Kinh Pháp Hoa nói: “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân đối với kinh Pháp Hoa, dẫu chỉ một câu mà có thể thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép, cúng dường kinh quyển các thứ..., thì hết thảy thế gian phải nên chiêm ngưỡng, kính phụng người ấy, hãy nên dùng phương cách cúng dường Như Lai mà cúng dường người ấy. Nên biết người ấy là đại Bồ-tát, thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.”

Lại nói: “Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân sau khi Ta diệt độ, có thể ngầm nói kinh Pháp Hoa cho một người, dù chỉ một câu, thì nên biết người ấy là sứ giả của Như Lai, được Như Lai sai làm chuyện của Như Lai.” Này thiện nam tử, thiện nữ nhân! Sau khi Ta diệt độ, nếu ông có thể ngầm nói kinh Pháp Hoa cho một người, hoàn toàn không phải là công khai tranh danh đoạt lợi, đăng tòa giảng pháp, đủ mọi oai nghi. Dẫu cho là rất không đủ oai nghi, dù chỉ nói một câu thì người này chính là sứ giả của Như Lai, do Như Lai phái đến, làm việc của Như Lai, huống hồ là nói trong đại chúng. Đây đều là tán thán công đức của kinh Pháp Hoa.

Đại sư Ngẫu Ích nói: Công đức của kinh Pháp Hoa là vô tận, mà kinh [Vô Lượng Thọ] này chính là “bí tủy của Pháp Hoa, tâm yếu của hết thảy chư Phật, kim chỉ nam cho muôn hạnh của Bồ-tát”, đều chẳng ra ngoài kinh này. Diễn nói kinh Vô Lượng Thọ cũng chính là diễn nói bí tủy của kinh Pháp Hoa, công đức không thể nghĩ bàn. Người thuyết pháp phải có tâm hoàn toàn lợi tha, nếu tham công đức thì đã thành tam độc rồi, tham công đức cũng là tham. Phải khéo gìn giữ ý niệm của chính mình, phải hết sức rõ ràng, đừng xen tạp. Ngộ nhỡ bản thân vẫn chưa nắm chắc, rõ biết vẫn có sai lầm, nhưng vì danh văn lợi dưỡng mà nói cho người, chẳng những không có công đức, mà còn là nghiệp địa ngục.

“Rộng nói cho người khác, thường thích tu hành, những người thiện nam và người thiện nữ, đối với pháp này, nếu đã cầu, hiện cầu hay sẽ cầu thì đều được lợi ích tốt lành. Các ông phải nên an trụ, chớ có nghi hoặc”

Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân đối với pháp môn Tịnh độ, hoặc đã cầu, hoặc hiện nay đang cầu, cho đến tương lai cũng sẽ cầu thì đều đạt được lợi ích lớn. Các ông phải an trụ vào pháp môn này, đừng nghi hoặc. Muốn thuyết pháp làm lợi ích cho người, trước tiên chính mình phải đoạn sạch mối nghi, nghi hoặc cực kỳ vi tế cũng phải đoạn sạch chúng. Hoài nghi đối với chú giải, nghi lự trùng trùng, không biết đúng hay không, lúc này phải tu đoạn hoặc. Phải thật thà trì niệm, chớ sanh nghi hoặc thì mới được lợi ích tốt lành.

Vì vậy, “nên thường tu tập, khiến cho không nghi ngờ, trì trệ”

Nghi căn chưa đoạn thì chính là tội căn. Để đoạn kiến hoặc này, Sơ quả phải đoạn tham, sân, si, mạn, nghi, phải đoạn nghi căn này. Làm thế nào để đoạn? Nên phải biết phương tiện. Nguyên nhân không đoạn nghi hoặc là trí tuệ chẳng đủ, huệ tâm chưa sáng tỏ. Huệ tâm của chính mình vốn là Phật, vì sao không sáng tỏ? Chính là do tam cấu: tham, sân, si; chướng ngại của tam cấu rất sâu. Muốn đoạn trừ, một mặt phải rõ lý, rõ lý thì tin sâu, tiếp đó chính là niệm Phật cho tốt. Theo đại sư Đạo Xước nói trong An Lạc Tập: “Niệm Phật tam-muội có thể trừ tất cả các chướng tham, sân, si, mạn, nghi trong quá khứ, hiện tại và vị lai”. Có tam-muội có thể trừ được chướng ở hiện tại, có tam-muội có thể trừ được chướng trong quá khứ, vị lai. Chỉ có niệm Phật tam-muội có thể trừ được các chướng trong hiện tại, quá khứ, vị lai. Các chướng chính là “cấu”, trừ được cấu rồi thì quang minh liền sanh, không còn nghi ngờ, trì trệ nữa.

Không còn nghi ngờ, trì trệ thì mới “chẳng vào hết thảy các thứ lao ngục bằng trân bảo”.

Vậy nên Phật khuyên các bạn chớ có nghi ngờ, có nghi thì sẽ vào biên địa nghi thành, thậm chí sanh vào nước Giải Mạn. Các loại vui sướng hưởng thụ nơi ấy được ví cho “trân bảo”, cũng chính là cung điện, lâu đài v.v. bằng bảy báu tạo thành. Tuy nhiên bạn không được tự do đi gặp Phật, cho nên lại ví như “lao ngục” hòng khiến cho mọi người đoạn nghi, chính là đừng chạy vào trong lao ngục đó. Chư thiên, Nhị thừa, nước Giải Mạn, biên địa nghi thành đều thuộc về lao ngục bằng trân bảo.

/ 100