/ 100
223

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM

THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH

Phúc giảng lần thứ hai: Cô Lưu Tố Vân

Thời gian: 03/12/2020

Địa điểm: Tiểu viện Lục Hòa

Tập 25


Chư vị đồng tu tôn kính, chào mọi người, A-di-đà Phật!

“Tín giải minh ký, tất giai đệ nhất”.

Câu này nói đến sự chăm chỉ học tập của tỳ-kheo Pháp Tạng sau này. Ngài có thiên chất bẩm sinh tốt, sau đó lại thật sự dụng công chăm chỉ học tập, nên thành tựu của ngài thù thắng.

“Tín” là tin tưởng và tiếp nhận. Đại Thừa Nghĩa Chương nói: Đối với Tam bảo Phật Pháp Tăng có thể sanh tín tâm thanh tịnh, không hoài nghi, như vậy gọi là tín. Tín rất quan trọng, kinh Hoa Nghiêm bản dịch thời Tấn nói: “Tín vi đạo nguyên công đức mẫu”, tín là cội nguồn của đạo, là mẹ của công đức. “Giải” là liễu giải, khai giải. Bộ kinh Hoa Nghiêm nói tín, giải, hành, chứng; phải có tín, giải rồi mới có hành, chứng. “Minh ký” chính là trí nhớ rất rõ ràng, rất chính xác.

“Tất giai đệ nhất” có hai cách giải thích:

Một, năng lực của tín giải chí cao vô thượng, không ai sánh bằng.

Hai, sự giải của ngài Pháp Tạng đều khế hợp với đệ nhất nghĩa đế, không giống người thông thường, nghe thấy có liền chấp có, nghe nói không liền chấp không, nghe thấy Thủy giáo[1] liền dừng lại ở Thủy giáo. Sự liễu giải của tỳ-kheo Pháp Tạng không rơi vào hai bên, không thể hạn cục, đều khế hợp đệ nhất nghĩa đế.

Vì vậy viên nhân thuyết pháp, pháp nào cũng viên, không có pháp nào không phải là pháp viên đốn. Hai cách giải thích trên không hề mâu thuẫn, bởi vì sự giải đều là đệ nhất nghĩa đế. Cho nên “tín giải minh ký, tất giai đệ nhất”, không ai có thể sánh bằng.

Nhân cơ hội này, tôi muốn nói với các đồng tu một chút về chữ “tín” này. Học Phật nhiều năm như vậy, rốt cuộc chúng ta đã giải quyết rốt ráo chữ “tín” này chưa? Là thật tín hay giả tín? Có thể có đồng tu không hiểu lời tôi nói có nghĩa gì. Chúng ta đều học Phật nhiều năm như vậy rồi, không tin Phật có thể học Phật sao? Xin quý vị đồng tu chú ý! Tôi hỏi là thật tín hay là giả tín? Khác nhau ở một chữ, mà kết quả cách nhau một trời một vực, thật tín thì thật thành tựu, giả tín thì uổng công bận rộn! Lời này khó nghe, nhưng là lời thật, tôi không lừa bạn, hãy tự mình cảm nhận!

Tiếp theo tôi sẽ kể một câu chuyện có thật cho mọi người: Có một đôi vợ chồng già đến đạo tràng nơi tôi ở, là cha mẹ chồng của cư sĩ hộ pháp Bồ-đề Tâm, hai ông bà cũng ngoài 80 tuổi rồi. Bởi vì Bồ-đề Tâm phát tâm hộ trì cha mẹ ruột, cha mẹ chồng niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, vì muốn các cụ thuận tiện ra vào nên mới xây tiểu viện Lục Hòa hiện nay. Cha chồng năm nay 83 tuổi, ông ấy là nông dân, chất phác lương thiện, thông tình đạt lý, tư duy nhanh nhạy. Lúc trò chuyện, ông nói với tôi rằng, thì ra ông đã từng ở đạo tràng này, ở đây niệm Phật. Lúc đó ông có thể niệm ra thế giới Cực Lạc và A-di-đà Phật. Sau khi rời khỏi đạo tràng trở về nhà, không niệm Phật nữa, chuyển qua hát ca. Ông nói với tôi, lần này, trước khi tới đạo tràng, ông rất khẩn trương, tranh thủ thời gian niệm Phật, muốn lại niệm ra thế giới Cực Lạc và A-di-đà Phật. Đáng tiếc là không niệm ra, dáng vẻ gần như vô tư và lời nói chân thật của ông khiến tôi cảm động, một cụ già đáng yêu biết bao. Hai vợ chồng già như hình với bóng, tình cảm của ông bà rất tốt. Sự chăm sóc của bà dành cho ông, có thể nói là vô cùng chu đáo, ánh mắt hai người nhìn nhau đều tràn đầy sự quan tâm yêu thương lẫn nhau. Tôi thầm nghĩ, nếu ông ra đi, thì bà sẽ đau buồn, sẽ cảm thấy hiu quạnh, bởi vì tôi đã đích thân trải qua, chỉ mong là bà ấy kiên cường vượt qua. Ông ấy bị ung thư dạ dày thời kỳ cuối, sau khi con cái nói sự thật cho ông biết, ông quyết định tuyệt đối không nằm viện, không phẫu thuật, niệm Phật cầu vãng sanh. Điều hiếm có là dù con cháu đông, bốn thế hệ chung sống với nhau, nhưng không có người nào chướng ngại đạo. Thật là tổ tiên có đức bảo hộ con cháu.

Sự kiên cường của ông khiến mọi người khâm phục, chuyện mà tự mình có thể làm thì tự làm, không làm phiền người khác, mặc dù bị bệnh tật giày vò, sức khỏe đã rất yếu, hai ngày trước khi vãng sanh, ông vẫn kiên trì nhờ người khác dìu đi vệ sinh, trong lúc đau đớn khó chịu đựng nhất, ông cũng chỉ rên khẽ vài tiếng. Một ông lão đã kiên cường cả đời, khiến mọi người vừa khâm phục vừa đau lòng. Ngày 2 tháng 7, ông ấy vào Vãng Sanh Đường, do ông chủ động yêu cầu. Lúc đó ông đã ngừng ăn bốn ngày, tới ngày 6 tháng 8 vãng sanh, trải qua 36 ngày, ngừng ăn 40 ngày. Chúng tôi trợ niệm cho ông 37 ngày, 888 tiếng đồng hồ, hơn hai mươi vị đồng tu thay phiên nhau trợ niệm, hơn tám trăm tiếng đồng hồ không hề gián đoạn. Niệm chậm bốn chữ theo cách của lão pháp sư, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. Sự thực chứng minh, một câu Phật hiệu tiễn vãng sanh có tác dụng. Ông ấy thật sự vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc. Tôi dùng chứng cứ để nói:

/ 100