/ 22
157

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm

Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Tinh Hoa

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Địa điểm: Giảng Đường Hoa Nghiêm Malaysia

Thời gian: Ngày 25 Tháng 12 Năm 2009

Tập 7

Kính thưa chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Xin xem tiếp kinh Vô Lượng Thọ Tinh Hoa đoạn Bốn Mươi Ba, đoạn này là nói về trộm cắp, trong phần trước chúng tôi đã giảng đến “Hựu hoặc kiến thiện tăng báng, bất tư mộ cập”, đã giảng xong đoạn này.

Chúng ta lại tiếp tục xem: “Thường hoài đạo tâm, hy vọng tha lợi. Dụng tự cung cấp, tiêu tán phục thủ”. Bốn câu này là nói về tâm trộm cắp, tâm trộm cắp tức là chúng ta thường nói ưa thích chiếm cái lợi của người khác, có cái ý niệm này chính là tâm trộm cắp. Cổ đức Trung Hoa có nói “hại người lợi ta”, họ có cái tâm này, hy vọng sự lợi ích của người khác cúng dường cho mình vô điều kiện, cúng dường rồi họ còn muốn lấy nữa, tức là cái ý nghĩa này, đương nhiên là họ dùng những thủ đoạn không chính đáng để chiếm lấy sự lợi ích của người khác để làm của mình. Tài vật của người khác tự mình chiếm lấy thọ dụng, thọ dụng xong còn muốn nghĩ cách chiếm đoạt. Chẳng những là có tâm trộm cắp, vả lại, còn có hành vi trộm cắp, cho nên trong kinh Phật có nói rất nhiều về điều trộm cắp, nói được rất rộng rãi và tường tận, hết thảy tất cả thủ đoạn không chính đáng, thảy đều là thuộc về hành vi trộm cắp.

Quả báo của trộm cắp sẽ là nghèo nàn, hiện nay trong thế gian này đích thật có người dùng những thủ đoạn phi pháp chiếm đoạt tài sản của người khác, đó là nguyên nhân gì? Cổ thánh tiên hiền có nói, đó là trong mạng của họ có, nếu trong mạng của họ chẳng có, họ có trộm cũng trộm không được, họ có giựt cũng giựt chẳng được. Dù có dùng thủ đoạn như thế nào đi nữa cũng chiếm không được, vì trong mạng của họ chẳng có, chúng ta hiểu rõ đạo lý này rồi, mới biết tâm trộm cắp và hành vi trộm cắp là tạo tội nghiệp. Ví như nói tiền tài, hoặc là có địa vị và danh lợi trong xã hội, tiền tài trong mạng của quý vị, ví như có một ức, trong mạng của quý vị có nhiều tài phú như vậy, nhưng nếu quý vị dùng thủ đoạn không chính đáng, dùng thủ đoạn lừa gạt, hoặc dùng thủ đoạn uy hiếp, hoặc dùng thủ đoạn dụ dỗ, dù có được tài phú đó, thật ra đã tổn phước. Trong mạng của quý vị vốn có một trăm triệu, nhưng đã bị khấu trừ hết phân nửa, chỉ còn lại năm mươi triệu, quý vị chỉ có được bấy nhiêu đó thôi, tự mình nghĩ rằng mình có được rất nhiều, thật ra tài phú trong mạng của quý vị đã bị khấu trừ hết phân nửa.

Nếu dùng thủ đoạn phi pháp hơn nữa, khiến cho người khác bị tổn thương rất nặng, quý vị bị khấu trừ càng nhiều, có lẽ chỉ còn lại một hoặc hai phần mười, đã bị khấu trừ tám hoặc chín phần mười. Quý vị nghĩ xem, có oan uổng hay không? Dùng những thủ đoạn phi pháp để phát tài, đó là những kẻ cực kỳ ngu si, người thế gian ai ai cũng muốn phát tài, trong Phật pháp có dạy cho chúng ta phát tài. Phật tại trong kinh điển Đại Tiểu Thừa đều có dạy, trong cửa nhà Phật có cầu tất được, không gì mà chẳng cầu được, cầu giàu có được giàu có, cầu sống lâu được sống lâu, cầu con cái được con cái, cầu công danh được công danh. Không có một thứ nào mà chẳng cầu được. Thế nhưng cũng có nhiều người, họ cầu không được, là nguyên nhân gì? Quý vị cầu như thế nào? Nay trong mạng quý vị chẳng có, phải cầu mới có, vì trong mạng không có, phải biết có phương pháp cầu, phải có đạo lý cầu, quý vị mà biết được đạo lý, hiểu rõ phương pháp cầu, đúng như lý như pháp mà cầu, chẳng gì mà cầu không được.

Trong kinh điển lại nói với chúng ta rằng chư Bồ Tát tu học, có sáu điều khoa mục, điều thứ nhất là Bố Thí, bố thí chính là có cầu thì được, bố thí Tài được giàu có, bố thí Pháp được thông minh trí tuệ, bố thí Vô Úy được khỏe mạnh sống lâu, nhất định sẽ đạt được. Nếu quý vị chú tâm mà đọc quyển Liễu Phàm Tứ Huấn của Viên Liễu Phàm tiên sinh đời nhà Minh, ông dạy con mình, tự ông đã trải qua kinh nghiệm suốt đời của mình, ông đã viết bốn bài văn chương, trong bốn bài này có nói rất rõ ràng, con người đích thật có vận mạng. Lúc ông mười bốn, mười lăm tuổi gặp được một vị đạo trưởng là Khổng tiên sinh, xem mạng của ông, nói được rất chính xác. Mỗi năm ông thu nhập được bao nhiêu, vì ông là người học hành, đi tham gia thi cử, thì được hạng mấy. Hai mươi năm qua chẳng sai chút nào, cho nên tâm ông đã hiểu rõ, đúng là trong ngạn ngữ có câu: “Suốt đời đều là mạng, một tí không do người”, cho nên trong tâm ông không nghĩ gì hết. Tại vì sao? Vì có nghĩ cũng vô ích, chẳng phải là quý vị nghĩ cái gì, quý vị sẽ đạt được cái đó, có nghĩ cũng vô ích.

/ 22