Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm
Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Tinh Hoa
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Địa điểm: Giảng Đường Hoa Nghiêm Malaysia
Thời gian: Ngày 23 Tháng 12 Năm 2009
Tập 5
Kính thưa chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Xin xem tiếp đoạn Bốn Mươi Ba trong phần Tinh Hoa, chúng tôi xin đọc đoạn kinh văn này để cho quý vị đối chiếu:
Kinh văn: “Thế gian nhân dân, bất thuận pháp độ, xa dâm kiêu túng, nhậm tâm tự tứ. Cư thượng bất minh, tại vị bất chánh, hãm nhân oan uổng, tổn hại trung lương. Tâm khẩu các dị, cơ ngụy đa đoan. Tôn ty trung ngoại, cánh tương khi cuống. Sân khuể ngu si, dục tự hậu kỷ, dục tham đa hữu. Lợi hại thắng phụ, kết phẫn thành thù. Phá gia vong thân, bất cố tiền hậu. Phú hữu xan tích, bất khẳng thí dữ. Ái bảo tham trọng, tâm lao thân khổ. Như thị chí cánh, vô nhất tùy giả. Thiện ác họa phước, truy mạng sở sanh. Hoặc tại lạc xứ, hoặc nhập khổ độc. Hựu hoặc kiến thiện tăng báng, bất tư mộ cập. Thường hoài đạo tâm, hy vọng tha lợi. Dụng tự cung cấp, tiêu tán phục thủ. Thần minh khắc thức, chung nhập ác đạo”.
Đoạn kinh văn này hơi dài một chút, là nói về trộm cắp, không trộm cắp là thuộc trong ngũ thiện. Trước tiên là nói với chúng ta rằng, đây cũng là hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay, “bất thuận pháp độ”, Pháp là pháp luật, Độ là chế độ, có nghĩa là bao hàm lễ tiết, phong tục, tập quán, quan niệm đạo đức thông thường của chúng ta, đều bao quát trong hai chữ pháp độ này. Xã hội ngày nay, đích thật là hỗn loạn, tại vì sao? Vì chẳng giữ pháp luật, chẳng giữ lễ tiết. Thật tại mà nói, người hiện nay không giữ pháp luật, cũng không biết lễ tiết, cho nên chúng ta mới thấy được hiện tượng xã hội ngày nay, không nên trách họ! Tại vì sao? Vào thời xưa các bậc đại đức, tâm địa của các Ngài hậu đạo, thương xót chúng sanh, nếu không dạy họ, họ đã phạm rất nhiều lỗi lầm, thì chẳng nên giáng tội cho họ, vậy ai có lỗi lầm? Cha mẹ có lỗi lầm, sư trưởng có lỗi lầm, vì chẳng có dạy dỗ họ cho đàng hoàng, đây là quan niệm thời xưa. Trong lịch sử, giáo học của Trung Hoa đã có từ lâu, tôi tin rằng không chỉ có mười ngàn năm, bởi vì vào thời cổ xưa không có văn tự, là từng đời từng đời tương truyền xuống, đến đời Hoàng Đế mới phát minh văn tự. Vào thời đó mới phát minh văn tự nhưng không nhiều, phần nhiều khắc chữ Giáp Cốt và khắc trên Chung Đỉnh, chúng ta gọi là chữ Giáp Cốt và chữ Chung Đỉnh. Đến sau này mới khắc trên thẻ tre, vào đời nhà Chu, đời Chu trong Hạ Thư Chu, có ghi chép lão tổ tông có giảng dạy cho người đời sau, nội dung của sự giảng dạy chính là khái niệm phổ biến luân lý, đạo đức, nhân quả.
Từ nhỏ được cha mẹ dạy dỗ, cho nên khi họ trưởng thành, bất luận là có học hành hay không có học hành, họ đều biết được đạo lý làm người, vào thời đó sự giáo dục, đích thật là rất phổ biến, tuy không có trường học nhưng có giáo dục gia đình. Cho nên người Hoa nói: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, gia đình của thời xưa đều là đại gia đình, nếu đại gia đình chẳng có quy củ, cái gia đình đó sẽ rối loạn, sẽ bại hoại, cho nên đối với sự giáo dục gia đình là điều quan trọng hơn hết. Trong gia đình có pháp luật và chế độ, tức là có pháp độ, mọi người đều biết giữ phép tắc, biết giữ lễ tiết, cho nên xã hội được an định. Hiện tại, từ khi thành lập Dân Quốc cho đến nay, xã hội của Trung Hoa vẫn còn đang trong tình trạng hỗn loạn, sau khi tám năm kháng chiến, nền giáo dục truyền thống của chúng ta không còn nữa, tôi cảm thấy đây là sự tổn thất lớn nhất của Trung Hoa. Truyền thống của gia đình không còn nữa, truyền thống của giáo học không còn nữa, cho nên chúng ta nhìn thấy hiện tượng hỗn loạn trong xã hội ngày nay.
Trong kinh Phật có nói, đây chính là hiện tượng hỗn loạn này, Phật nói lời này là hai ngàn năm trăm năm về trước, Ngài nói thời đại nào? Chính là nói thời đại hiện nay, từ chỗ này chúng ta có thể lãnh hội được trí tuệ của Phật, tâm từ bi của Phật, những chuyện mấy ngàn năm sau, Ngài có thể thấy được rất rõ ràng. Vào thời xưa, nhà Nho Trung Hoa có nói, những người học hành thật sự có học vấn, có tu dưỡng, có kiến thức, họ có thể thấy được một trăm đời sau, một trăm đời sau này cùng với Phật pháp nói, rất tương tự. Một đời của Trung Hoa là ba mươi năm, một trăm đời là ba ngàn năm, cho nên chúng ta nghĩ xem, các đời vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu, Công, bao gồm cả Khổng Tử và Mạnh Tử, họ cũng thấy được, hiện tượng hỗn loạn của xã hội ngày nay, lòng từ bi của họ khuyên răng chúng ta, hy vọng chúng ta phải cẩn thận, phải chú tâm, phải hết lòng mà giảng dạy. Đây là ở ngoại quốc rất ít thấy được điều này, chúng ta là người Hoa, đối với cổ thánh tiên hiền Trung Hoa, đối với lão tổ tông của chúng ta, phải càng nên tôn kính hơn, nhất định là có đạo lý.