/ 19
374

ĐỆ TỬ QUY VÀ TU HỌC PHẬT PHÁP

Giám định Lão Pháp Sư Tịnh Không

Chủ giảng thầy Thái Lễ Húc

Giảng từ ngày 6/3/2005 đến ngày 13/03/2005 tại Tịnh Tông Học Hội Australia

TẬP 10

 

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin chào mọi người! Khi nãy chúng ta có nhắc đến:

“Cha mẹ ghét – cẩn thận bỏ”

Thói quen xấu phải trừ bỏ ngay lập tức, cũng không được là để cho con trẻ hình thành thói quen xấu, nếu không thì rất khó sửa. Có ba phạm nhân cùng vào tù một ngày, giám ngục rất nhân từ nên nói với ba người: Ba năm này ba người phải sống ở đây, ba người có nguyện vọng gì, nếu tôi có thể làm được thì tôi sẽ giúp đỡ. Người đầu tiên là người Mỹ, chưa kịp suy nghĩ thì anh đã nói: Cho tôi một bao thuốc lá. Người thứ hai là người Ý, người Ý mang lại cảm giác gì cho người khác? Rất lãng mạn, nói thì nghe hay như vậy, thực ra là rất háo sắc; chúng ta phải chú trọng vào thực chất, không nên bị những lời nói này mê mờ, không hiểu là ý gì. Người thứ ba là người Do Thái, anh đã phạm lỗi rồi, anh cúi người thật sâu chào giám ngục rồi nói: Tôi đã làm sai rồi, không thể làm sai thêm nữa, có thể cho tôi một chiếc điện thoại để nói chuyện với người bên ngoài? Giám ngục đồng ý với anh.

Ba năm sau, cửa nhà giam mở ra, người Mỹ xông ra ngoài, miệng hét lên: Diêm đâu? Diêm đâu? Bao diêm của tôi đâu? Ba năm nay anh đều nghĩ đến điều gì? Bởi vì chỉ đòi bao thuốc, không đòi bao diêm, cho nên ba năm nay đều ở đó buồn phiền, không có diêm làm sao hút thuốc chứ? Thời gian ba năm cứ thế trôi qua. Cho nên mọi người thấy đó, thói quen xấu của một người sẽ lãng phí biết bao tiền bạc, lãng phí biết bao thời gian, còn lãng phí sự kỳ vọng và yêu thương của cha mẹ và những người quan tâm chúng ta. Người thứ hai là người Ý, cửa vừa mở ra, người còn chưa bước ra đã nghe thấy âm thanh của mấy đứa trẻ. Tại vì sao lại như vậy? Bởi vì ba năm nay anh đã sinh ra một hay hai đứa con.

Tôi hỏi học sinh, người Mỹ thảm hơn, hay là người Ý thảm hơn? Mọi người cảm thấy ai thảm hơn đây? Là người Ý. Mặc dù các em mới học tiểu học nhưng cũng hiểu rõ, chúng nói người Ý thảm hơn, bởi vì sau khi ra ngoài, ngoài việc nuôi sống chính mình thì người Ý còn phải chăm sóc như thế nào? Cả lũ trẻ. Mà anh ấy có năng lực chăm sóc đúng không? Bởi vì trước khi làm bất kì chuyện gì anh ấy không có tâm trách nhiệm, không biết hậu quả sau khi làm. Cho nên tôi cũng nhân cơ hội này nói với học sinh, tìm người yêu nhất định là phải tìm người có trách nhiệm, không thể tìm người không có trách nhiệm. Tôi gọi một em học sinh nam đứng dậy, bình thường em này làm việc thường không có trách nhiệm, không làm bài tập, tôi nói với em: Em không được kết hôn! Em ấy ngây người ra. Tôi nói: Em không có trách nhiệm ngay cả với chính mình, không chăm sóc được chính mình, nếu như em kết hôn sẽ hại người khác, còn hại con cháu đời sau, cho nên khi nào em có trách nhiệm với chính mình thì mới được kết hôn, có nghe thầy nói không? Lời của tôi em ấy sẽ ghi nhớ bao lâu? Nhưng lời đó của tôi có dụng ý khác, mặc dù tôi nói cho em ấy nghe, trên thực tế là nói cho ai nghe? Cho cả lớp nghe, cho học sinh nữ nghe, điều kiện đầu tiên khi tìm người yêu là gì? Phải có trách nhiệm. Học sinh nam khác nghe được trong lòng nghĩ: Đúng rồi! Mình cũng phải có trách nhiệm. Chúng ta phải nắm bắt lấy những cơ hội này để giáo dục, dùng quan niệm thái độ này mà dẫn dắt học sinh.

Người thứ ba là người Do Thái bước ra, cung kính cúi người chào giám ngục, sau đó nói với giám ngục: Ba năm nay nhờ vào chiếc điện thoại mà tôi biết rất nhiều thông tin về thế giới bên ngoài, cũng có đầu tư làm ăn, bây giờ tôi đã có một số vốn, sau này sẽ làm người tốt, cảm ơn ân đức của anh dành cho tôi. Cho nên ba người chọn lựa khác nhau, cuộc đời của ba người cũng từ đó khác nhau một trời một vực rồi. Chúng ta xem thí dụ về người Mỹ, người Ý thì có thể hiểu được, chỉ cần nuôi dưỡng thói quen xấu thì sẽ có hại rất lớn cho cuộc đời chúng ta.

Vậy theo mọi người thói quen xấu nào không được có? Chúng ta cùng nhau suy nghĩ xem. Mọi người đều có thói quen tốt nên nhất thời không nghĩ ra à. Đúng rồi, “cờ bạc”, cái này rất nguy hiểm. Còn gì nữa không? Đúng rồi, “nát rượu”. Tiếp theo, “háo sắc”. Sao lại là phụ nữ nói ra? Đàn ông chúng ta cũng phải cảnh giác chứ. Còn gì nữa không? “Hút sách”, hiện nay điều này rất nghiêm trọng, nguy hại rất lớn. Cờ bạc không chỉ hủy hoại chính mình, còn hủy hoại gia đình, cho nên từ nhỏ không được nuôi dưỡng thói quen cờ bạc. Đương nhiên cha mẹ cũng không được làm cho con cái xem, có được phép đánh mạt chược không? Không được, nếu không từ nhỏ con bạn có thể đã học được rồi, vậy thì nguy hiểm rồi! Cho nên phải hết sức thận trọng với “cờ bạc”. Tiếp đó là rượu, không được uống rượu, “uống say rồi - rất là xấu”, thường uống rượu say, rất nguy hiểm cho chính mình, bạn xem rất nhiều tai nạn xe đều có liên quan đến rượu. Không chỉ chính mình gặp nguy hiểm, còn gây hại cho an toàn của người khác, rất nhiều người uống rượu rồi lái xe, còn đâm vào gia đình người khác, tổn hại tánh mạng và tài sản của người khác, chuyện này không chấp nhận được. Ngoài việc thêm điều luật trừng phạt nghiêm khắc người say rượu ra, quan trọng hơn nữa là phải giáo dục từ gia đình, nếu không để họ nhiễm phải, cho dù là phạt nặng hơn đi nữa, họ cũng đã nghiện không thể nhịn nổi rồi. Cho nên phải thận trọng lúc ban đầu, từ nhỏ không được nuôi dưỡng thói quen này.

/ 19