/ 40
333

ĐỆ TỬ QUY GIẢNG GIẢI

CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NHÂN SINH HẠNH PHÚC

TẬP 4

Chúng ta đang nói đến thái độ học tập lúc mới bắt đầu rất là quan trọng, đã nói đến “học quí lập chí”. Trước tiên phải hoạch định chí hướng thì sẽ có động lực mạnh mẽ thúc đẩy, khiến cho chúng ta không ngừng tiến bộ, trưởng thành. Việc thứ hai là “học quí thực hành”.  Cho nên, hiện tại chúng ta muốn học văn hóa truyền thống, học tập học vấn của Thánh Hiền, chúng ta cũng không cần phải lo lắng là ta bây giờ mới bắt đầu học có còn kịp hay không. Thật ra, quan trọng nhất là học một câu chúng ta liền làm một câu. Có rất nhiều người nói: “Đợi tôi học tốt rồi sẽ dạy cho con cái. Đợi tôi học tốt rồi sẽ giúp người”. Đợi chúng ta học tốt rồi thì có còn kịp hay không? Không kịp. Hiện tại học một điều làm một điều, chỉ có tinh thần như vậy mới cảm động con cái và học trò của chúng ta.

Có rất nhiều thầy cô giáo của chúng ta trước đây huân tập văn hóa Thánh Hiền tương đối ít. Họ cũng giữ lấy thái độ cùng nhau học tập với học trò của mình, luôn luôn có thái độ như vậy. Trẻ nhỏ xem thấy cũng rất vui vẻ, bởi vì chúng ta đem thái độ hiếu học diễn ra cho trẻ nhỏ xem, cho học trò xem.

Có một trường mầm non dạy bảo trẻ nhỏ rằng sau khi ăn no rồi phải có lễ phép, khi đứng dậy phải nói với thầy cô giáo, bạn học cùng ngồi chung bàn là: “Xin mọi người từ từ dùng!”, sau đó mang bát đũa của mình đến nhà bếp tự tay rửa. Tất cả trẻ nhỏ đã tập thành thói quen. Thầy cô của chúng cũng làm như vậy. Mỗi một thầy cô giáo ăn xong rồi cũng cúi người nói với chúng là: “Xin mọi người từ từ dùng!”, cho nên tất cả các đứa trẻ đều mỉm cười trong lòng. Vì sao vậy? Trong lòng những đứa trẻ này liền sẽ nghĩ là: “Thầy cô giáo cũng làm giống như chúng ta nên chúng ta phải có lễ phép, phải tuân thủ những quy định này”. Khi chúng ta cùng làm với trẻ nhỏ thì sẽ có hiệu quả rất tốt.

Có một đứa bé, trong một lần ăn cơm, toàn bộ thầy cô giáo và các bạn học đều đã ăn cơm xong, chỉ còn lại một mình em. Đứa bé này sau khi ăn xong đứng dậy, cúi đầu một cách kính cẩn với cái ghế rồi nói: “Xin mọi người từ từ dùng!”. Tất cả thầy cô giáo xem thấy đều mỉm cười. Thế nhưng chúng tôi cảm thấy đứa bé này rất thành thật, nói một điều, học một điều thì làm một điều. Làm người trước tiên phải học thành thật, tiếp theo mới học linh hoạt, như vậy học vấn mới có thành tựu. Nếu như vừa bắt đầu chúng ta đã học linh hoạt, giáo huấn của thầy nói ra năm điều thì chọn ra ba điều để làm. Tốt! Đầu óc cũng rất linh hoạt, thế nhưng rất có thể học vấn sẽ không có nền tảng, đến lúc đó sẽ bị chính sự thông minh nhỏ của mình hại mình.

  1. Học tập cần phải xem trọng thứ tự

Ngoài việc thực hành, tiếp theo chúng ta còn phải hiểu rõ rằng học tập cũng cần phải xem trọng thứ tự, trình tự. Trên “Tam Tự Kinh” có một câu: “Vi học giả, tất hữu sơ”, học tập phải có trước sau. “Tiểu học chung, chí Tứ Thư”, chính là phải học cho tốt sách “Tiểu Học”, tiếp theo đó mới học “Tứ Thư”, “Ngũ Kinh”. “Tiểu Học” là quyển sách do Chu Hy - Chu Phu Tử biên soạn để “dưỡng chính/chánh cho trẻ nhỏ. Quyển sách này dạy trẻ nhỏ làm thế nào hiếu dưỡng cha mẹ, tôn trọng trưởng bối và lễ phép trong cách ứng xử với người trong cuộc sống thường ngày. Quyển sách này ai đã xem qua xin đưa tay lên. Ồ! Thật không ít.

Quyển sách này cách hiện tại đã gần một ngàn năm, lịch sử tương đối khá lâu, rất nhiều tình huống đời sống vào thời đó so với hiện nay đã có sự khác biệt. Vì sao cuốn “Tiểu Học” quan trọng đến như vậy? Bởi vì một đứa trẻ từ nhỏ trước tiên phải cắm vững cái gốc về cách làm người, làm việc. Nếu nền tảng này đã xây dựng tốt thì chúng đọc các Kinh sách khác, chúng sẽ không chỉ có đọc mà thôi, chúng sẽ hiểu được làm thế nào áp dụng vào việc đối nhân, xử thế trong cuộc sống. Chúng hiểu được phải áp dụng ngay vào trong cuộc sống. Vì thế, nền tảng này nhất định phải được xây dựng.

Bởi vì quyển “Tiểu Học” cách chúng ta tương đối xa, tôi đã từng xem qua, chỉ có thể xem hiểu được 60% đến 70%, có rất nhiều thuật ngữ xem không hiểu. Sau khi xem quyển “Tiểu Học”, tôi lại xem đến quyển “Đệ Tử Quy”. Đối với quyển “Đệ Tử Quy” này tôi rất là cảm động, cũng rất là tán thán. Bởi vì “Đệ Tử Quy” là sách viết ra từ thời nhà Thanh, cách chúng ta mới mấy trăm năm, rất gần. Hơn nữa, Lý Dục Tú Phu Tử của triều nhà Thanh căn cứ vào quyển “Tiểu Học” lấy ra phần cương lĩnh (nội dung quan trọng nhất), biên soạn thành một quyển “Đệ Tử Quy”. Quyển “Đệ Tử Quy” hoàn toàn tương ưng với đời sống của chúng ta, không có câu nào là không làm được, hơn nữa, còn bao hàm những trọng điểm của quyển “Tiểu Học”.

/ 40