/ 40
493

ĐỆ TỬ QUY GIẢNG GIẢI

CON ĐƯỜNG ĐẠT ĐẾN NHÂN SINH HẠNH PHÚC

TẬP 26

Học tập quý ở sự kiên trì, cho nên phương pháp học tập là “nhất môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”. Vì vậy, việc huân tập rất quan trọng. Tôi nhìn thấy thần khí của mọi người đều rất tốt, chứng tỏ thang thuốc này uống rất tốt, sáng tối đều đọc “Đệ Tử Quy”. Nếu như khi quý vị đã học thuộc, trong bài giảng chúng tôi nêu ra những câu Kinh văn nào thì quý vị có thể ngộ ra trong phút chốc. Vì vậy, việc học thuộc lòng rất quan trọng.

Chúng tôi giảng đến: “Nơi ồn náo, chớ đến gần. Việc không đáng, quyết chớ hỏi”. Chúng tôi cũng đã phân tích, con trẻ kết giao với bạn xấu và đến những nơi chốn không tốt, nguyên nhân là do chúng không biết phán đoán được đúng - sai, thiện - ác. Nếu như muốn giải quyết tận gốc, tất nhiên phải vun bồi thật tốt nền tảng của đức hạnh từ lúc nhỏ, tự nhiên chúng sẽ không tiếp xúc với bạn bè xấu, hoặc đến nơi có hoàn cảnh tạp loạn.

Có một vị thầy giáo đi đường thường dẫn theo con của mình. Đứa bé mới một - hai tuổi. Mỗi lần đi qua những chốn ăn chơi (phố đèn đỏ), những chỗ chơi điện tử, ông đều nói với con: “Những chỗ như vậy sẽ làm con người ta ô nhiễm, sẽ làm cho con người ta học những điều xấu. Do đó, những nơi như vậy con tuyệt đối không nên vào”. Vì từ nhỏ đã được dạy, nên khi lớn lên chúng đi ngang qua những nơi đó chúng cũng không muốn nhìn. Đây gọi là “tiên nhập vi chủ” (cái gì đến trước là chủ, điều gì được dạy từ đầu sẽ mang tính quyết định). Cho nên giáo dục thật sự phải là “dự phòng bằng cách nghiêm cấm từ lúc sự việc chưa xảy ra”. Nhất định phải ngăn chặn từ khi chúng chưa hình thành, chưa bị ô nhiễm bởi thói xấu. Khi chúng đã hình thành những thói quen đó rồi thì rất khó sửa. Đây gọi là phương pháp phòng ngừa. Vì vậy, mức độ nhạy cảm trong giáo dục của phụ huynh cao thì mới có thể nắm được phương pháp phòng ngừa.

Ở Thẩm Quyến, chúng tôi có mấy đứa trẻ khoảng sáu - bảy tuổi cùng nhau học tập Kinh điển. Có một buổi tối, giáo viên hỏi các em: “Thế nào là tâm tốt? Thế nào là tâm xấu? Cái gì là thiện, cái gì là ác?”. Sáu đứa trẻ đó đã trả lời những đáp án dưới đây. Tôi đọc cho quý vị nghe thử xem sau khi đã học Kinh điển được một, hai năm thì sức phán đoán và tâm của các em trở nên như thế nào.

Thế nào là tâm tốt?

Trước tiên, các em nói thế nào là tâm tốt:

  • Học sinh thứ nhất nói: “Món đồ mà mình muốn nhưng người khác cũng muốn thì nên nhường cho người khác”. Đây là tinh thần nhường nhịn.
  • Học sinh thứ hai nói: Hiếu thảo với cha mẹ, dốc lòng học tập, cung kính với người khác là tâm tốt. “Hiếu” và “Kính” là nền tảng lớn nhất của đức hạnh.  

Khi tôi dạy học trò, buổi học đầu tiên tôi vẽ một bức hình rồi hỏi các em: “Này các em, đây là cái gì?”. Tôi nói tiếp với các em: “Phần nho nhỏ nhô lên trên mặt nước này là một góc của núi băng. Một góc của núi băng này chỉ chiếm 5% núi băng”. Tiếp đến tôi hỏi chúng: “Các em có nhìn thấy núi băng chưa? 95% núi băng ở đâu?”. 95% núi băng dưới biển chưa được phát hiện. Vì vậy, tiềm lực của con người giống như núi băng, phần nhiều đều bị chôn vùi. Vậy thì làm sao phát hiện ra 95% này? Hôm nay thầy tặng các em hai chiếc chìa khóa để mở nó. Chìa thứ nhất là hiếu thảo, chìa thứ hai là lễ phép” (Thật sự bản chất của lễ phép chính là tâm cung kính).

Vì vậy, tôi nói với các em: “Các em xem, vua Thuấn thời xưa hiếu thảo nên ông mới có trí huệ rất cao. Không chỉ trí huệ cao mà cả trí huệ lẫn đức hạnh của ông đều cao, nên ông được người dân cả nước yêu mến, tôn sùng và noi theo”. Quý vị xem, họ có thể phát huy tiềm lực rất tốt.

Thứ hai là lễ phép, cung kính. Tôi nói với các em nhỏ: “Bởi vì thầy rất lễ phép nên đã quen biết với chú Lư, vì vậy mới học được trí huệ và kinh nghiệm của chú Lư, đồng thời có thể làm cho năng lực của mình bộc phát ra”.

Sau buổi học đó, các em có thay đổi gì không? Hiện nay bọn trẻ cũng rất thực tế. Kể từ ngày hôm đó, khi nhìn thấy thầy cô giáo hoặc nhìn thấy những phụ huynh khác thì các em đều cúi người chào hỏi. Quý vị bằng hữu, dạy người làm thiện chớ dạy quá cao. Quý vị không nên nói họ quá thực dụng, như vậy thì không chân thành. Không nên nói như vậy! Chỉ cần họ chịu cúi chào thì việc cúi chào này đến sau cùng hành động ở bên ngoài sẽ chuyển hóa nội tâm bên trong của họ. Rất nhiều người nói nhiều người làm việc thiện đều mong muốn có quả báo tốt. Tôi nói: “Muốn có quả báo tốt thì có gì là không tốt chứ? Ít nhất hành động của họ cũng giúp ích cho người khác, người khác cũng sẽ “thấy người thiện, nên sửa mình”. Khi họ tiếp tục làm điều thiện, tuy lúc đầu có thể là làm có mục đích, nhưng sau này họ càng lúc càng thấy nhiều người đáng thương, dần dần lòng tốt vốn có của họ tự nhiên sẽ bộc lộ ra”.

/ 40