/ 8
1.114

Đại Thế Chí Bồ Tát Viên Thông Chương

Tập 6

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Mời xem giảng nghĩa. “Nhược chúng sanh tâm, ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai, tất định kiến Phật”. Đây là ví dụ, hai ví dụ. Bồ Tát Đại Thế Chí đem hiệu quả thù thắng của việc niệm Phật, khai thị cho chúng ta.

Chúng ta xem chú giải bên dưới. Trong Kinh Vô Lượng Thọ gọi là nhất hướng chuyên niệm. Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật gọi là nhất tâm hệ niệm. Đại sư La Thập dịch Kinh A Di Đà gọi là nhất tâm bất loạn. Văn tự trong kinh này đều không giống nhau, nhưng về phương diện nghĩa thú thì giống nhau, chỉ là văn tự phiên dịch khác nhau mà thôi.

“Tức thử trung chuyên tâm ức niệm”, ở đây Bồ Tát Đại Thế Chí nói: “Ức Phật niệm Phật” và những điều trong ba bộ kinh trên nói hoàn toàn tương đồng. Điều này chứng minh những gì Bồ Tát nói nhất định tương ưng với lời Phật nói. Bên dưới kinh này còn nói: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, “nhiếp căn tịnh niệm”, đây là cương lĩnh tu học quan trọng mà trong kinh điển dạy cho chúng ta. Sự thù thắng của phương pháp này, trong kinh luận chúng ta đều thấy được. Công đức lợi ích thù thắng này, chúng ta muốn đạt được, muốn nhanh chóng đạt được, nhất định phải hiểu phương pháp tu học, trong phương pháp nhất định phải nắm bắt cương lĩnh của nó, như vậy mới có thể làm tròn nguyện vọng của chúng ta.

Quan sát tường tận từ kinh luận, quan trọng đều ở nhất tâm, “nhất hướng” cũng là nhất tâm, một phương hướng, vì thế quan trọng đều ở nhất tâm. Tuy trong kinh này không nói về nhất tâm, nhưng “đô nhiếp lục căn” chính là nhất tâm, cho nên ý nghĩa là tương đồng. Do đây có thể biết, nhất tâm vô cùng quan trọng. Ta hy vọng đạt được công đức lợi ích chân thật của niệm Phật, phải hạ công phu từ “nhất tâm”. Không chỉ khi niệm Phật nhất tâm, khi không niệm Phật vẫn nhất tâm, mới có hiệu quả thật sự. Khi niệm Phật chẳng qua là một phương pháp huấn luyện nhất tâm mà thôi, nó phải ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần phải biết điều này.

Bên dưới nói với chúng ta về vấn đề nhất tâm, như thế nào mới là nhất tâm? Điều này rất quan trọng.

“Quả năng tâm Phật phân minh, duy thử nhất tâm, cánh vô dư niệm, niệm niệm tương tục, thành tựu tam muội”. Đây là tình trạng niệm Phật, tình trạng nhất tâm, tình trạng này ở mọi lúc mọi nơi, thuận cảnh nghịch cảnh đều duy trì trong cảnh giới này, gọi là được niệm Phật tam muội, ta đã đạt được. Được niệm Phật tam mới gọi là “có Tịnh độ”, đại sư Vĩnh Minh nói “có Thiền có Tịnh độ”, vậy là ta thật sự có Tịnh độ. Thế nào là thật sự có Tịnh độ? Tâm thanh tịnh, “tâm tịnh tức cõi tịnh”, đạt được từ đây.

Hiện nay khi niệm Phật phải “tâm Phật phân minh”, phân minh là rõ ràng minh bạch. Trong tâm ức Phật niệm Phật, ức là nhớ trong lòng, nhớ một cách rõ ràng, nghĩ một cách rõ ràng. Nghĩ gì? Nhớ gì? Bên dưới nói rất tỉ mỉ: “Duy thử nhất niệm, cánh vô dư niệm”, đây gọi là tịnh niệm. Nếu có ý niệm khác xen tạp vào, vậy là không thanh tịnh. Trong Tây Phương Xác Chỉ, Bồ Tát Giác Minh Diệu Hạnh nói rằng: niệm Phật tối kỵ nhất, sợ nhất chính là xen tạp. Chỉ cần có xen tạp, niệm Phật tam muội không thể thành tựu. Do đây có thể biết, xen tạp là chướng ngại lớn, là căn bệnh rất nặng.

“Vô dư niệm” là không xen tạp, “niệm niệm tương tục” là không gián đoạn. Thật sự đạt được không xen tạp, không gián đoạn, công phu sẽ thành tựu. Vừa mới đạt được gọi là “công phu thành phiến”, công phu này thành phiến, công phu thành phiến, công phu này có sức mạnh. Có sức mạnh gì? Sức mạnh chế ngự phiền não. Tuy phiền não chưa đoạn, đích thực nó có sức mạnh hàng phục phiền não, tuy có phiền não nhưng không khởi tác dụng. Chỉ có câu, nhất niệm A Di Đà Phật này khởi tác dụng, đây gọi là công phu thành phiến, cũng gọi là “sự nhất tâm bất loạn”. Sự nhất tấm bất loạn này rất cạn, không phải rất sâu. Sâu là sự nhất tâm bất loạn, kiến tư phiền não đoạn tận, công phu này cạn. Kiến tư phiền não chưa đoạn, chưa đoạn nhưng nó có sức mạnh chế phục, cho nên trong kinh chỉ nói “nhất tâm bất loạn”. Cổ đại đức chỉ đem nhất tâm bất loạn, phân thành “sự nhất tâm” và “lý nhất tâm”. Công phu thành phiến là sự nhất tâm vừa đắc lực, là cảnh giới này, cảnh giới này nhất định vãng sanh.

Chúng ta muốn niệm đến nhất tâm bất loạn, niệm đến công phu sâu dày, chưa chắc mỗi người đều có sự chắc chắn. Như công phu cạn cợt này, có thể nói mỗi người đều có thể đạt được, đây gọi là “vạn người tu vạn người đi”. Chỉ cần công phu ở trình độ này, là có thể vãng sanh, sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc cõi phàm thánh đồng cư. Trong tất cả kinh luận, chư Phật Bồ Tát đều tán thán tây phương Tịnh độ, thực tế mà nói chính là tán thán cảnh giới này. Nếu là đoạn kiến tư phiền não, công phu thâm sâu, pháp môn khác đều thành tựu như nhau, có gì đáng để tán thán.

/ 8