/ 128
803

THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 12

 

Các vị đồng học, xin chào mọi người!

Mời xem đoạn thứ mười sáu của Cảm Ứng Thiên, chúng tôi hoàn toàn y theo sự phân chia đoạn của Vựng Biên, đoạn này có hai câu: “Bất lý tà kính, bất khi ám thất (chẳng làm việc tà, chẳng dối lừa dẫu ở trong phòng tối). Phía trước đã nói đoạn này là giảng về phước báo, trong toàn văn là đoạn thứ ba. “Thị đạo tắc tiến, phi đạo tắc thoái, câu này là cương lĩnh tổng quát. “Bất lý tà kính, bất khi ám thất”, từ đây trở đi là nói tu tích, nhà Phật chúng ta gọi là tu hành. Trong việc tu hành, điều quan trọng nhất là tâm địa chân thành, câu này chính là dạy chúng ta thành ý, thật sự là từ căn bản mà khởi tu. “” là nói chung về khởi tâm động niệm và hành động của thân. “Tà kính”, “” là đối với chánh mà nói, hay nói cách khác, là tà tri tà kiến, tà ngôn tà hạnh. “Tà kính” cũng chính là nói ba nghiệp trái ngược với chánh lý, đây gọi là “”. “Khi”, ý nghĩa là biết sai mà còn cố tình vi phạm, lừa gạt chính mình, lừa gạt người khác. “Ám thất” là chỗ mà người khác nhìn không thấy, cũng là bờ mé phân ra của thiện ác.

Đoạn ác tu thiện phải từ nơi đây mà dụng công, đó mới là thật sự tu hành, hai điều này chính là thực hành sự chân thành, hình mẫu của sự chân thành. Chúng ta phải phản tỉnh kiểm điểm, chính mình có làm được chân thành hay chưa? Dùng tám chữ này thì có thể kiểm tra được rốt cuộc chúng ta có chân thành hay chưa? Cho nên tám chữ này nói lên được ý nghĩa rất là tinh vi, tế nhị. “Bất lý tà kính”, cũng chính là Phật ở trong Kinh Vô Lượng Thọ đã nói cái ý đoan tâm, đoan ý, đoan thân, đoan chánh. Người thế gian gọi là “đường đường chính chính”.

Người xưa chúng ta có kỳ vọng đối với người đọc sách là “quang minh chính đại”, “đường đường quân tử”. Do đây có thể biết nhà Nho nói tiêu chuẩn của người quân tử thì phải làm được hai điều này (bất lý tà kính, bất khi ám thất). Sự giáo dục của nhà Nho nói về mặt thành quả có ba bậc: quân tử, Hiền nhân và Thánh nhân, đây cũng là mục tiêu của sự giáo dục. Cho nên nói “độc thư chí tại Thánh Hiền” (chí hướng của người đọc sách là làm Thánh, làm Hiền). Quân tử là nền tảng của Thánh Hiền, nếu muốn làm Thánh Hiền nhân thì phải làm được tám chữ này.

Phật pháp nói càng rõ ràng hơn. Thành quả giáo dục trong Phật pháp cũng phân thành ba bậc: A-la-hán, Bồ-tát và Phật. A-la-hán thì cũng giống như nhà Nho gọi là quân tử, Bồ-tát là Hiền nhân, Phật là Thánh nhân. Tuy cũng có ba bậc thành quả như vậy nhưng trên thực tế sự cao thấp khác nhau rất lớn. Giáo học nhà Nho là giáo dục của một đời, bắt đầu từ thai giáo, đến sau cùng là già chết, “thận chung truy viễn” (việc tang lễ cha mẹ phải hết lòng bi ai, cúng tế tổ tiên phải hết lòng cung kính). Thế nhưng giáo học của Phật pháp là ba đời, là đời quá khứ, đời hiện tại và đời vị lai, về mặt không gian mà nói, là tận hư không khắp pháp giới. Đây là chỗ nội dung giáo học của nhà Nho không sánh bằng. Nền giáo học của Phật pháp nói rất là tường tận, thấu đáo, sau khi hiểu rõ thì biết rằng nên làm một người thiện, làm một người tốt, không nên làm người ác, không nên làm một người bất thiện, mong người khác cũng được hiền thiện như mình là việc vui mừng biết bao.

Chúng ta mong cầu cả nhà thiện, cả nước thiện, cả thế giới này đều là thiện. Bạn có tâm nguyện này, có loại hành trì này thì tương ưng với Phật đạo. Ở chỗ này nói đến “tà kính”, “ám thất”, bạn đích thực đều có thể làm được “bất lý”, “bất khi”. Người thế gian trong quá khứ đều biết vì con cháu mà cầu phước, người hiện nay thì ít rồi. Người hiện nay thực tế mà nói đều vì chính mình, có thể quan tâm đến cả nhà, quan tâm đến vợ con thì xem như là không tệ rồi. Thế nhưng người làm con cái mà có thể quan tâm đến cha mẹ thì ít, thực tế mà nói là thấy không nhiều, đây chính là nhà Nho đã nói “nhà không ra nhà, nước không ra nước”.

Nhà là gốc của nước, là kết hợp của ân nghĩa, quan tâm đến nhau, chăm sóc lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, đó mới là có ân, có nghĩa. Nếu chỉ quan tâm đến chính mình, tự tư tự lợi thì không có ân nghĩa. Ân nghĩa mặc dù là thiên tánh nhưng cũng cần phải được vun bồi. Nếu như hoàn cảnh sau này bất lợi, ân nghĩa bị lợi dục che lấp, thế là con người chỉ biết tranh danh đoạt lợi, hành vi việc làm đều là vong ân bội nghĩa. Vậy thì tất cả hành động và khởi tâm động niệm của họ chính là “lý tà kính, khi ám thất” (làm việc tà, dối lừa ở trong phòng tối) mà chỗ này nói, họ không phải là “bất lý” và “bất khi”.

/ 128