/ 289
388

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 282


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm chín mươi lăm:


(Sớ) Hựu Pháp Hoa cực tán thuyết kinh chi nan, diệc đồng thử ý.

(Sao) Pháp Hoa cực tán giả, vị tận thuyết dư kinh, thủ trịch Tu Di, túc động đại thiên, giai vị vi nan, năng ư ác thế, thuyết Pháp Hoa kinh, thị tắc vi nan. Kim kinh nan thuyết, diệc phục như thị.

(Diễn) Vị tận thuyết dư kinh, thủ trịch Tu Di, túc động đại thiên đẳng giả, thị Đa Bảo phẩm, Như Lai phổ cáo đại chúng chi từ. Tận thuyết dư kinh như Hằng hà sa, cố thị nan sự, nhiên giai xứng cơ chi đàm, nhân diệc dị tín, bất túc vi nan. Nhược dĩ thủ chưởng tiếp Tu Di, nhi trịch phương ngoại, hựu dĩ túc chỉ động đại thiên, nhi trịch tha quốc, tuy giai nan sự, nhiên hữu thần thông đạo lực giả, tức năng vi chi, do vị vi nan.

(疏)又法華極讚說經之難,亦同此意。

(鈔)法華極讚者,謂盡說餘經,手擲須彌,足動大千,皆未為難,能於惡世說法華經是則為難,今經難說亦復如是。

(演)謂盡說餘經。手擲須彌。足動大千等者。是多寶品。如來普告大眾之辭。盡說餘經如恆河沙。固是難事。然皆稱機之談。人亦易信。不足為難。若以手掌接須彌而擲方外。又以足指動大千而擲他國。雖皆難事。然有神通道力者。即能為之。猶未為難。

(Sớ: Lại nữa, kinh Pháp Hoa tán thán tột bậc sự khó khăn do nói kinh là cũng có cùng ý nghĩa này.

Sao: “Kinh Pháp Hoa tột bậc tán thán”, nghĩa là: Nói trọn hết các kinh khác, tay quăng núi Tu Di, chân đạp rúng động đại thiên thế giới, đều chưa phải là khó. Có thể ở trong đời ác nói kinh Pháp Hoa mới là khó. Nay kinh này khó nói, cũng giống như thế.

Diễn: “Nghĩa là nói trọn hết các kinh khác, tay quăng Tu Di, chân động đại thiên v.v…” chính là lời đức Như Lai bảo khắp đại chúng trong phẩm Đa Bảo. Nói trọn hết các kinh khác số nhiều như cát sông Hằng, cố nhiên là chuyện khó khăn, nhưng đều là bàn luận xứng hợp căn cơ, người ta cũng dễ tin, chẳng đáng coi là khó! Nếu dùng bàn tay đỡ lấy núi Tu Di, quăng ra ngoài phương khác. Lại dùng ngón chân lay động đại thiên, đá văng nó sang cõi nước khác, tuy đều là chuyện khó khăn, nhưng kẻ có thần thông đạo lực bèn có thể làm được, vẫn chưa phải là khó).


Kinh Pháp Hoa có một đoạn nói như vậy. “Tận thuyết dư kinh” (Nói trọn hết các kinh khác), “dư kinh” (餘經) là những kinh điển khác, cũng là trừ kinh Pháp Hoa ra. Kinh Pháp Hoa đến tột cùng nói điều gì? Nói đến sự thành tựu Phật quả viên mãn, cũng có nghĩa là nói một bộ kinh thành Phật, khó lắm! Nếu là dạy kẻ khác làm Bồ Tát, làm A La Hán, hoặc đạt được phước báo trong cõi nhân thiên, kinh luận như vậy hết sức nhiều, chẳng khó! Chỉ riêng kinh nói về đạo [tu hành] thành Phật thì khó.

Hai câu kế đó là tỷ dụ, “thủ trịch Tu Di” (tay quăng núi Tu Di). Núi Tu Di là một quả núi lớn nhất trong thế gian này, chúng ta giống như ném bóng rổ, cầm quả núi ấy trên tay quăng qua, ném lại. Đây là nêu tỷ dụ, chuyện ấy chẳng đáng coi là khó khăn. Nói thật ra, đó là chuyện chẳng thể nào có được! “Túc động đại thiên” (Chân lay động đại thiên thế giới): Tam thiên đại thiên thế giới là khu vực giáo hóa của một vị Phật. Chân chúng ta đạp lên đại thiên thế giới, có thể khiến cho toàn thể đại thiên thế giới đều chấn động. Đấy cũng chẳng phải là chuyện dễ dàng. Hình dung tột bậc chuyện ấy đều chẳng phải là chuyện khó khăn! Chỉ riêng trong đời ác nói kinh Pháp Hoa, hoặc những kinh thuộc cùng loại với kinh Pháp Hoa, “thị tắc vi nan” (thì là khó khăn). Kinh này và kinh Pháp Hoa thuộc cùng một loại, đều là kinh giảng giải về pháp viên thành Phật đạo.


(Diễn) Duy ư ác thế tuyên thuyết thử kinh, tối vi nan sự.

(演)唯於惡世宣說此經,最為難事。

(Diễn: Chỉ có trong đời ác, tuyên nói kinh này là chuyện khó nhất).


Khó ở chỗ nào?


(Diễn) Nhân bất tín cố, sanh oán tật cố, chiêu mạ lỵ cố, gia trượng mộc cố, nhược vô đại nguyện, sanh thoái khuất cố.

(演)人不信故,生怨嫉故,招罵詈故,加杖木故,若無大願生退屈故。

(Diễn: Do người ta chẳng tin, bèn sanh lòng oán ghét, ganh tỵ, [người nói kinh] chuốc lấy tiếng chửi bới, bị đánh đập. Nếu chẳng có đại nguyện, sẽ sanh lòng thoái khuất).


Quý vị nói kinh này cho họ nghe, người ta không chỉ là chẳng tin tưởng, chẳng thể tiếp nhận, mà còn oán hận. Nghe xong, tâm họ bực bội, lại còn ganh tỵ, còn chửi bới quý vị. “Trượng mộc” (杖木) là họ còn đánh đập quý vị. Nếu chẳng có đại nguyện chân thật, nghe [nói những nỗi gian nan như vậy] xong, cũng rất dễ ngã lòng.

/ 289