/ 289
524

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 273

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm sáu mươi tám:


Nhị, tùy nguyện đắc sanh.

(Kinh) Xá Lợi Phất! Nhược hữu nhân dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A Di Đà Phật quốc giả. Thị chư nhân đẳng, giai đắc bất thoái chuyển ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh.

二、隨願得生。

(經)舍利弗。若有人已發願。今發願。當發願。欲生阿彌陀佛國者。是諸人等。皆得不退轉於阿耨多羅三藐三菩提。於彼國土。若已生。若今生。若當生。

(Hai, tùy nguyện được vãng sanh.

Kinh: Này Xá Lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, nay phát nguyện, sẽ phát nguyện, muốn sanh vào cõi của A Di Đà Phật, thì những người ấy đều được chẳng thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đối với cõi nước ấy hoặc là đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh).


Đoạn kinh văn này bảo cho chúng ta biết: Vãng sanh thế giới Tây Phương thật sự chẳng khó. Liên Trì đại sư đặt tiểu đề mục cho đoạn này là “tùy nguyện đắc sanh”, chúng ta thấy hết sức nhẹ nhàng, tiêu sái.


(Sớ) Thượng ngôn “tín thọ”, kim ngôn “tín dĩ sanh nguyện” dã. Dĩ nguyện, kim nguyện, đương nguyện, quá, hiện, vị tam thời dã. Cử tam thời giả, minh hữu nguyện giả, vô nhất bất sanh dã.

(疏)上言信受,今言信已生願也。已願、今願、當願,過現未三時也。舉三時者,明有願者,無一不生也。

(Sớ: Trong phần trước đã nói đến sự tin nhận, nay nói “do đã tin bèn sanh khởi nguyện”. Đã nguyện, nay nguyện, sẽ nguyện, tức là ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Nêu ra ba thời hòng chỉ rõ: “Hễ có nguyện, không một ai chẳng được vãng sanh”).


Quá khứ, hiện tại, vị lai là ba đời.


(Sao) Dĩ nguyện dĩ sanh, tắc kim Phật thuyết kinh chi tiền, dĩ hữu nhân cầu sanh bỉ quốc, nhi đắc sanh cố.

(鈔)已願已生,則今佛說經之前,已有人求生彼國而得生故。

(Sao: “Đã nguyện, đã sanh” là trước khi đức Phật nói kinh trong hiện tại, đã có người cầu sanh cõi ấy, bèn được vãng sanh).


“Dĩ phát nguyện”, “nhược dĩ sanh”, trước thời Thích Ca Mâu Ni Phật, [có những người] đã phát nguyện, đã vãng sanh. “Tắc kim Phật thuyết kinh chi tiền” (Tức là trước khi đức Phật nói kinh trong hiện tại), trước khi Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh. Trước khi Thích Ca Mâu Ni Phật đến thế giới này, thị hiện thành Phật, vô lượng vô biên chư Phật trong mười phương vô lượng vô biên thế giới, đều vì mọi người tuyên giảng ba kinh Tịnh Độ, khuyên dạy trọn khắp chúng sanh hãy chuyên tín, chuyên nguyện, chuyên niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh Độ. “Dĩ hữu nhân cầu sanh bỉ quốc nhi đắc sanh cố” (Đã có người cầu sanh cõi ấy bèn được vãng sanh): Chỉ cần cầu vãng sanh, chẳng có ai không vãng sanh.


(Sao) Kim nguyện, kim sanh, tắc Phật chánh trụ thế thời dã.

(鈔)今願今生,則佛正住世時也。

(Sao: “Nay nguyện, nay sanh” là đúng nhằm lúc đức Phật trụ thế).


Đức Phật nói “nay phát nguyện, đời này vãng sanh”. Câu này nhằm nói về những thính chúng trong thuở đức Phật trụ thế.


(Sao) Đương nguyện, đương sanh, tắc văn kinh dĩ hậu, chí ư kim nhật, hậu chi hậu dã.

(鈔)當願當生,則聞經已後,至於今日,後之後也。

(Sao: “Sẽ nguyện, sẽ sanh”, tức là sau khi đã nghe kinh, cho đến hiện thời và mai sau).


“Đương phát nguyện”, “nhược đương sanh” là sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ, mãi cho đến khi pháp vận của đức Thế Tôn chấm dứt trên thế gian. Pháp vận của Thích Ca Mâu Ni Phật là một vạn hai ngàn năm: Chánh Pháp một ngàn năm, Tượng Pháp một ngàn năm, Mạt Pháp một vạn năm. Sau một vạn năm, Phật pháp thảy đều diệt hết sạch, kinh Di Đà diệt cuối cùng. Kinh Di Đà còn trụ thế một trăm năm, kéo dài thêm một trăm năm nữa. Sau một trăm năm ấy, kinh Di Đà cũng chẳng còn, danh hiệu sáu chữ “Nam-mô A Di Đà Phật” vẫn còn trên thế gian. Thuở ấy, nếu nghe danh hiệu này mà có thể tín, có thể nguyện, vẫn có thể vãng sanh. Do vậy, có thể biết: Pháp môn này thật sự chẳng thể nghĩ bàn, công đức của danh hiệu càng chẳng thể nghĩ bàn. “Văn kinh dĩ hậu, chí ư kim nhật” (Sau khi nghe kinh cho đến hiện thời), chúng ta cách Phật đã ba ngàn năm!


(Sao) Tiên ngôn bất thoái Bồ Đề, hậu vân vãng sanh giả.

(鈔)先言不退菩提,後云往生者。

(Sao: Trước là nói bất thoái Bồ Đề, sau là nói tới vãng sanh).

/ 289