/ 289
355

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 268

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm năm mươi sáu:

 

  (Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh biến chiếu, thị lục phương Phật tán nghĩa.

  (疏)稱理,則自性遍照,是六方佛讚義。

  (Sớ: Xứng Lý thì tự tánh chiếu trọn khắp chính là ý nghĩa sáu phương Phật tán thán).

 

  Chúng ta xem đại sư chú giải:

 

  (Sao) Linh quang độc diệu, huýnh tuyệt trung biên, chân chiếu vô tư, hà phân bỉ thử? Cố đắc nhất đa vô ngại, chủ bạn giao thành. Vô ngại, tắc thiên sai tuy cách nhi phi thù. Giao thành, tắc vạn pháp bất kỳ nhi tự hội. Nhiên tắc lục phương bất ly ư chỉ xích, chư Phật tất hiện ư hào đoan, kim giả thử kinh, đương tại hà xứ?

  (Diễn) Linh quang độc diệu nhị cú, linh quang đối vọng thức ngôn, vọng thức tức bát thức chi quang. Bát thức các duyên tự cảnh, cố bất ly trung biên dã. Linh quang tức chân tánh chi quang. Chân tánh tuyệt hồ đối đãi, cố huýnh tuyệt trung biên. Chân chiếu vô tư nhị cú, chân chiếu đối vọng chiếu ngôn. Vọng chiếu tức lục thức chi chiếu. Lục thức đối cảnh chi chiếu. Cố bất ly bỉ thử. Chân chiếu tức tự thể chi chiếu, tự thể bổn vô năng sở, cố viết bất phân bỉ thử. Huýnh tuyệt trung biên, cố nhất Phật tức đa Phật, đa Phật tức nhất Phật, nhất đa vô hữu chướng ngại. Dĩ nhất đa tận vọng thức phân biệt, linh quang phi vọng thức cố. Hà phân bỉ thử? Cố Di Đà chủ tức chư Phật bạn, chư Phật bạn tức Di Đà chủ. Chủ bạn giao tương thành tựu, dĩ chủ bạn giai vọng chiếu an lập, chân chiếu vô chủ bạn cố. Vô ngại, tắc thiên sai tuy cách nhi phi thù. Như đế võng thiên châu trùng trùng thiệp nhập cố. Giao thành, tắc vạn pháp bất kỳ nhi tự hội. Như vạn tượng sâm la bất ly thái hư không cố.

(鈔)靈光獨耀,迥絕中邊,真照無私,何分彼此,故得一多無礙,主伴交成。無礙,則千差雖隔而非殊;交成,則萬法不期而自會。然則六方不離於咫尺,諸佛悉現於毫端,今者此經,當在何處。

(演)靈光獨耀二句。靈光對妄識言。妄識即八識之光。八識各緣自境。故不離中邊也。靈光即真性之光。真性絕乎對待。故迥絕中邊。真照無私二句。真照對妄照言。妄照即六識之照。六識對境之照。故不離彼此。真照即自體之照。自體本無能所。故曰不分彼此。逈絕中邊故一佛即多佛。多佛即一佛。一多無有障礙。以一多盡妄識分別。靈光非妄識故。何分彼此故彌陀主即諸佛伴。諸佛伴即彌陀主。主伴交相成就。以主伴皆妄照安立。真照無主伴故。無礙。則千差雖隔而非殊。如帝網千珠重重涉入故。交成。則萬法不期而自會。如萬象森羅不離太虛空故。

(Sao: Linh quang riêng chiếu, dứt sạch chính giữa và hai bên, chân thật chiếu khắp, chẳng riêng tư, há phân chia đây đó? Vì thế, đạt được một và nhiều vô ngại, chủ và bạn thành tựu lẫn nhau. Do vô ngại cho nên [vạn pháp] sai khác ngàn phần, dẫu cách biệt nhưng chẳng khác nhau. Do thành tựu lẫn nhau, cho nên muôn pháp chẳng hẹn mà tự hợp lại. Vì thế, sáu phương chẳng lìa gang tấc, chư Phật ắt hiện trong đầu sợi lông, vậy thì nay kinh này sẽ ở nơi đâu?

Diễn: Đối với hai câu “linh quang độc diệu”, linh quang là do so với vọng thức mà nói. Vọng thức chính là quang minh của tám thức. Mỗi thức trong tám thức duyên với cảnh của riêng nó, cho nên chúng chẳng thể lìa khỏi chính giữa và hai bên. Linh quang là quang minh của chân tánh; chân tánh dứt bặt đối đãi, nên dứt sạch chính giữa và hai bên. Đối với hai câu “chân chiếu vô tư” (chân thật chiếu khắp, chẳng riêng tư), chân chiếu là nói đối ứng với vọng chiếu. Vọng chiếu chính là tác dụng Chiếu của sáu thức. Sáu thức do đối ứng với cảnh mà phát khởi tác dụng Chiếu. Vì thế, nó chẳng thể lìa khỏi đây và kia. Chân chiếu là tác dụng Chiếu của tự thể. Tự thể vốn chẳng có Năng và Sở, cho nên chẳng phân chia đây và kia. Do tuyệt dứt chính giữa và hai bên nên một Phật chính là nhiều Phật, nhiều Phật chính là một Phật. Một và nhiều chẳng có chướng ngại; bởi lẽ, một và nhiều hoàn toàn là do vọng thức phân biệt. Linh quang chẳng phải là vọng thức, nên há có phân chia đây và kia? Do vậy, Di Đà là chủ chính là chư Phật là bạn, chư Phật là bạn chính là Di Đà là chủ. Chủ và bạn thành tựu lẫn nhau là vì chủ và bạn đều do vọng chiếu an lập. Chân chiếu chẳng có chủ và bạn! Vô ngại thì ngàn muôn sai khác tuy cách biệt nhưng chẳng khác nhau, giống như ngàn viên châu trong cái lưới của Đế Thích trùng trùng xen nhập lẫn nhau. Do thành tựu lẫn nhau, nên muôn pháp chẳng hẹn mà tự lãnh hội, như sâm la vạn tượng chẳng lìa khỏi vũ trụ).

 

  Trong đoạn này, Liên Trì đại sư dùng cách nói theo lối Thiền cơ của các vị đại đức trong Tông Môn để giải thích. Câu nào trong đoạn này cũng đều là những câu thoại đầu trong Tông môn. “Linh quang” là trí huệ Bát Nhã vốn sẵn có trong tự tánh, do đối ứng với vọng thức mà nói [bằng danh xưng như thế]. Phàm phu mê mất tự tánh, trong thường nhật, chẳng phải là chân tâm khởi tác dụng, mà là vọng tâm. Trong Tướng Tông, vọng tâm được gọi là “tám thức”. Do mê mất tự tánh, tự tánh biến thành tám thức. Chư vị phải hiểu: Tám thức và chân tánh là cùng một chuyện, chẳng phải là hai chuyện. Khi ngộ bèn gọi là “tự tánh”, lúc mê bèn gọi là “tám thức”. Nói cách khác, chỉ có phân biệt giữa mê và ngộ, [nói theo] danh xưng thì là danh xưng mê hay ngộ, chứ tự thể của chân tánh chẳng có mê hay ngộ.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289