A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Tập 267
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm năm mươi:
Xác thực là danh hiệu của sáu phương Phật nhằm chỉ dạy chúng ta là những kẻ niệm Phật tu pháp môn Tịnh Độ hãy nên đi theo con đường Bồ Đề đại đạo. Ý nghĩa này hết sức trọng yếu.
(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh ngưỡng chi di cao bất khả tận, thị thượng phương hằng sa Phật nghĩa.
(Sao) Nhan Uyên thán đạo, viết: “Ngưỡng chi di cao”, kim tá dụng chi, ngôn linh tâm trác việt, thể tuyệt phan duyên. Ngưỡng chi di cần, cao chi ích thậm. Tích Tịnh Danh quá thượng phương tứ thập nhị Hằng hà sa thế giới, nhi thủ hương phạn; kim vị cánh quá thượng phương bất khả thuyết Hằng hà sa thế giới, cầu ư tự tánh, thí như tiếp trúc điểm thiên, dục chí kỳ điên, chung bất khả đắc!
(Diễn) Thể tuyệt phan duyên giả, vị Bát Nhã như đại hỏa tụ, chúng sanh chi tâm xứ xứ năng duyên, độc bất duyên ư Bát Nhã chi thượng dã. Tịnh Danh thượng phương thủ hương phạn giả, kinh vân: Thời Duy Ma Cật, tức nhập tam-muội, dụng thần thông lực, thị chư đại chúng. Thượng phương giới phận, quá tứ thập nhị Hằng hà sa quốc độ, hữu quốc danh Chúng Hương, Phật hiệu Hương Tích. Kim hiện tại, kỳ quốc hương khí, tỷ ư thập phương chư Phật thế giới nhân thiên chi hương, tối vi đệ nhất. Bỉ độ vô hữu Thanh Văn, Bích Chi Phật danh, duy hữu thanh tịnh đại Bồ Tát chúng, Phật vị thuyết pháp. Nãi chí cư sĩ, khiển hóa Bồ Tát đáo bỉ, thỉnh hương phạn viết: “Nguyện đắc Thế Tôn sở thực chi dư, đương ư Sa Bà thế giới, thi tác Phật sự” đẳng.
(疏)稱理,則自性仰之彌高不可盡,是上方恆沙佛義。
(鈔)顏淵歎道。曰。仰之彌高。今借用之。言靈心卓越。體絕攀緣。仰之彌勤。高之益甚。昔淨名過上方四十二恆河沙世界。而取香飯。今謂更過上方不可說恆河沙世界。求於自性。譬如接竹點天。欲至其巔。終不可得。 (演)體絕攀緣者。謂般若如大火聚。眾生之心處處能緣。獨不緣於般若之上也。 淨名上方取香飯者。經云。時維摩詰。即入三昧。用神通力。示諸大眾。上方界分過四十二恒河沙國土。有國名眾香。佛號香積。今現在。其國香氣。比於十方諸佛世界人天之香。最為第一。彼土無有聲聞辟支佛名。唯有清淨大菩薩眾。佛為說法。乃至居士。遣化菩薩到彼。請香飯曰。願得世尊所食之餘。當於娑婆世界。施作佛事等。
(Sớ: Xứng Lý thì càng ngưỡng vọng tự tánh, càng cảm thấy cao chót vót chẳng thể cùng tận, chính là ý nghĩa của phương trên có hằng sa Phật.
Sao: Nhan Uyên cảm thán về đạo[1] [của Khổng Tử], nói: “Ngửa trông lên càng cao”, nay mượn ý ấy để dùng, hòng nói: Tâm linh thông chót vót tuyệt diệu, Thể của nó dứt bặt mọi sự nắm níu. Càng siêng gắng ngưỡng vọng, càng thấy cao cả. Xưa kia, ngài Tịnh Danh (Duy Ma Cật) qua khỏi bốn mươi hai ức Hằng hà sa thế giới để lấy cơm thơm. Nay lại nói qua khỏi bất khả thuyết Hằng hà sa thế giới trong phương trên để cầu tự tánh thì ví như nối tre để khều trời, toan muốn chạm đến tột đỉnh của bầu trời, trọn chẳng thể được.
Diễn: “Thể dứt bặt nắm níu”, ý nói Bát Nhã như đống lửa lớn, tâm chúng sanh chỗ nào cũng có thể duyên được, chỉ riêng Bát Nhã là chẳng thể duyên được. “Tịnh Danh lấy cơm thơm nơi thượng phương”: Kinh nói khi ấy ngài Duy Ma Cật dùng sức thần thông, liền nhập tam-muội, thị hiện cho đại chúng thấy trong các thế giới ở phương trên, qua khỏi bốn mươi hai Hằng hà sa số quốc độ, có một cõi nước tên là Chúng Hương, Phật hiệu Hương Tích, nay vẫn còn đang trụ thế. Hương thơm trong cõi ấy so với mùi hương của trời, người trong mười phương thế giới chư Phật, sẽ là thù thắng tột bậc. Cõi ấy chẳng có tên gọi Thanh Văn, Bích Chi Phật, chỉ có hàng đại Bồ Tát thanh tịnh, đức Phật vì họ thuyết pháp. Cư sĩ (ngài Duy Ma Cật) bèn sai hóa Bồ Tát đến cõi đó, xin cơm thơm, nói như sau: “Mong được thức ăn còn thừa của đức Thế Tôn để thực hiện Phật sự trong thế giới Sa Bà” v.v…)