/ 289
447

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 266

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang năm trăm bốn mươi ba:

 

  (Kinh) Xá Lợi Phất! Hạ phương thế giới hữu Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Đạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, như thị đẳng Hằng hà sa số chư Phật.

  (經)舍利弗。下方世界。有師子佛。名聞佛。名光佛。達摩佛。法幢佛。持法佛。如是等恆河沙數諸佛。

(Kinh: Xá Lợi Phất! Thế giới phương dưới có Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Đạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật. Hằng hà sa số chư Phật như thế).

 

  Ở đây nói đến “hạ phương thế giới”, đức Thế Tôn nêu đại lược đức hiệu của sáu vị Phật. Danh hiệu của sáu vị Phật này biểu thị đại hạnh giáo hóa, phổ độ chúng sanh. Đó là sự nghiệp của đại Bồ Tát. Nói thông thường, mức độ thấp nhất cũng là Sơ Địa Bồ Tát thì mới có thể gánh vác, giống như chư Phật Như Lai phổ độ chúng sanh. Đức hiệu của vị Phật thứ nhất là Sư Tử Phật (Sinha), biểu thị Pháp Thân. Chúng ta thấy trong kinh thường gọi đệ tử của đức Phật là “pháp vương tử”. Đức Phật là Pháp Vương. Các vị Pháp Thân đại sĩ như vậy có thể kế thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của đức Phật, thuyết pháp giống như Phật chẳng khác, nên gọi là “pháp vương tử”. Trong lời chú giải, Liên Trì đại sư chú giải đã giải thích đại ý của danh hiệu như sau:

 

  (Sớ) Sư Tử giả, như sư tử phục quần thú cố.

  (疏)師子者,如師子伏群獸故。

(Sớ: “Sư Tử”: Như sư tử hàng phục các loài thú).

  Sư tử là vua trong loài thú.

 

  (Sao) Sư tử nhị nghĩa: Nhất giả sư tử chúng thú trung vương, du hành vô úy, như Phật phàm thánh độc tôn, xuất nhập tam giới tự tại vô ngại cố. Nhị giả sư tử nhất hống, bách thú úy cụ, như Phật thuyết pháp, thiên ma ngoại đạo giai tín phục cố. Hựu vô ngũ chủng bố, cụ tứ vô úy, giai sư tử nghĩa.

  (Diễn) Xuất nhập tam giới tự tại vô ngại giả, phàm phu nhập tam giới, vị sanh tử phược, bất đắc tự tại. Nhị Thừa xuất tam giới, vị Niết Bàn phược, bất đắc tự tại. Phật bi trí song hành, vãng lai tự tại cố. Sư tử nhất hống, bách thú úy cụ giả. Vĩnh Gia vân: “Sư tử hống, vô úy thuyết, bách thú văn chi giai não liệt. Hương tượng bôn ba thất khước oai, thiên long tịch thính sanh hân duyệt”. Ngũ chủng bố giả, nhất bất hoạt, nhị ác danh, tam tử, tứ ác đạo, ngũ oai đức. Tứ vô úy giả, nhất nhất thiết trí vô úy, nhị lậu tận vô úy, tam quyết nghi vô úy, tứ thuyết khổ tận đạo vô úy.

(鈔)師子二義:一者師子眾獸中王,遊行無畏,如佛凡聖獨尊,出入三界,自在無礙故。二者師子一吼,百獸畏懼,如佛說法,天魔外道皆信服故;又無五種怖,具四無畏,皆師子義。

(演)出入三界自在無礙者。凡夫入三界。為生死縛。不得自在。二乘出三界。為涅槃縛。不得自在。佛悲智雙行。往來自在故。師子一吼。百獸畏懼者。永嘉云。師子吼。無畏說。百獸聞之皆腦裂。香象奔波失卻威。天龍寂聽生欣悅。五種怖者。一不活。二惡名。三死。四惡道。五威德。四無畏者。一一切智無畏。二漏盡無畏。三決疑無畏。四說苦盡道無畏。

(Sao: Sư tử có hai nghĩa: Một, sư tử là vua trong các loài thú, dạo chơi không sợ hãi. Như Phật là bậc độc tôn trong phàm và thánh, ra vào ba cõi tự tại vô ngại. Hai, hễ sư tử rống lên, trăm loài thú kinh hãi, như đức Phật thuyết pháp, thiên ma ngoại đạo thảy đều tin phục. Lại chẳng có năm nỗi sợ, đủ bốn món vô úy. [Những điều ấy] đều là ý nghĩa của sư tử.

Diễn:  “Ra vào ba cõi tự tại vô ngại” :  Phàm phu vào tam giới bị

sanh tử trói buộc, chẳng được tự tại. Nhị Thừa thoát khỏi tam giới, bị Niết Bàn trói buộc, chẳng tự tại. Phật thì Bi và Trí song hành, qua lại [tam giới] tự tại. “Hễ sư tử rống lên, trăm loài thú đều kinh hãi”: Ngài Vĩnh Gia nói: “Sư tử rống, nói vô úy. Trăm thú nghe tiếng, nứt đầu óc. Hương tượng rảo chạy, chân luống cuống. Trời, rồng yên lặng nghe, sanh lòng vui thích”. Năm thứ sợ hãi là: Một là chẳng sống được, hai là mang tiếng xấu, ba là chết, bốn là ác đạo, năm là [kinh hãi trước] oai đức [của người khác]. Bốn thứ vô úy là: Một, Nhất Thiết Trí vô úy, hai là lậu tận vô úy, ba là quyết nghi vô úy (đoạn trừ nghi hoặc chẳng sợ hãi), bốn là nói đạo hết khổ chẳng sợ hãi).

 

  Chẳng có năm thứ sợ hãi, trọn đủ bốn món vô úy, được biểu thị Sư Tử. Chúng ta nhìn từ ý nghĩa biểu thị pháp, [sẽ thấy] trong lịch trình tu học của hàng Bồ Tát, sẽ đạt tới một cảnh giới như vậy. Phần trước là hai thứ trí huệ Quyền Trí và Thật Trí trọn đủ, bắt đầu lấy chuyện hóa độ chúng sanh làm chánh yếu. Hai trí chẳng hiện tiền thì lấy việc tự độ làm chánh yếu. Trí huệ đã viên mãn thì mới thật sự phát tâm giống như Địa Tạng Bồ Tát: Chính mình chưa thể đắc độ mà độ chúng sanh trước đã. “Chính mình chưa thể đắc độ” có nghĩa là thành Phật [nhưng không thị hiện thành Phật]. Chính mình [thật sự] còn chưa thành Phật mà đã độ chúng sanh trước, có năng lực hay không? Có năng lực, người ấy đã là Đăng Địa Bồ Tát, đương nhiên là có năng lực độ chúng sanh. Đấy gọi là “Bồ Tát phát tâm”, chẳng phải là hạng Bồ Tát bình phàm, cũng chẳng phải là hạng Pháp Thân đại sĩ thông thường, mà là Bồ Tát Ma Ha Tát. Tiểu Bồ Tát thì không được, tự độ khẩn yếu hơn! Đại Bồ Tát thì được, chính mình đã đắc độ, chẳng qua là chưa viên mãn (thành Phật mới là viên mãn), phát đại tâm giúp đỡ người khác trước đã, thay Phật thuyết pháp. Pháp do vị ấy nói sẽ giống như do chính đức Phật nói, vì vị ấy hết sức gần với [địa vị đã] thành Phật. Điều này có nghĩa là Bồ Tát từ Thất Địa hoặc Bát Địa trong Viên Giáo trở lên bèn đạt đến cảnh giới này, hãy nên làm theo cách như vậy!

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289