/ 289
408

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 228


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm bốn mươi tám:


(Sao) Tiền chấp trì trung, dĩ ức niệm thể cứu, lược phân nhị chủng: Ức niệm giả, văn Phật danh hiệu, thường ức, thường niệm, dĩ tâm duyên lịch, tự tự phân minh. Tiền cú, hậu cú, tương tục bất đoạn, hành trụ tọa ngọa, duy thử nhất niệm, vô đệ nhị niệm, bất vị tham sân phiền não chư niệm chi sở tạp loạn. Như Thành Cụ Quang Minh Định Ý Kinh, sở vị không nhàn tịch mịch nhi nhất kỳ tâm, tại chúng phiền não nhi nhất kỳ tâm, nãi chí bao sán lợi thất thiện ác đẳng xứ, giai nhất kỳ tâm giả, thị dã.

(鈔)前執持中,以憶念體究,略分二種:憶念者,聞佛名號,常憶常念,以心緣歷,字字分明,前句後句,相續不斷,行住坐臥,唯此一念,無第二念,不為貪瞋煩惱諸念之所雜亂。如成具光明定意經,所謂空閒寂寞而一其心,在眾煩惱而一其心,乃至褒訕利失善惡等處皆一其心者,是也。

(Sao: Trong đoạn nói về Chấp Trì trong phần trước, đã chia đại lược ức niệm và thể cứu thành hai loại. Ức niệm là nghe danh hiệu Phật, thường nhớ, thường niệm, dùng tâm duyên theo từng chữ rõ ràng. Câu trước, câu sau, tiếp nối chẳng ngừng. Đi, đứng, ngồi, nằm, chỉ có một niệm này, chẳng có niệm thứ hai, chẳng bị tạp loạn bởi các niệm tham, sân phiền não. Như kinh Thành Cụ Quang Minh Định Ý đã nói: “Nơi thanh vắng, yên lặng, chuyên nhất cái tâm; ở trong các phiền não, chuyên nhất cái tâm. Cho đến đối với những chỗ khen, chê, được lợi, mất mát, thiện, ác v.v… tâm đều chuyên nhất” là nói về ý này).


Lại giải thích câu “chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn” được nói trong phần trước. Nói đến chấp trì danh hiệu, bèn nói tới câu “ức niệm, thể cứu”. Câu này có hai ý nghĩa là “ức niệm”“thể cứu”.

Trước hết, giải thích “ức niệm”. Ức niệm thuộc về Sự, tức là Sự Trì, Sự nhất tâm bất loạn được bao gồm trong phạm vi của chữ này. Ức niệm là gì? “Văn Phật danh hiệu, thường ức, thường niệm” (Nghe danh hiệu Phật thường nhớ, thường nghĩ), “thường” (常) là không gián đoạn, “ức” (憶) là trong tâm niệm, miệng chẳng niệm ra tiếng, tâm niệm bèn gọi là Ức. Nói thật ra, niệm kiểu này cũng có thể thuộc loại tâm niệm, nhưng nếu hợp hai chữ lại thì như nay ta nói “niệm ra tiếng, niệm thầm, hoặc Kim Cang Trì” đều được bao gồm trong đó. Khẩn yếu là một chữ Thường, chớ nên gián đoạn! Bốn câu kế tiếp nhằm nói rõ, niệm Phật thì phải niệm theo cách nào: Phải là “dĩ tâm duyên lịch, tự tự phân minh” (dùng tâm duyên theo từng chữ rõ ràng).


(Diễn) Dĩ tâm duyên lịch, tự tự phân minh giả, thử thị tâm niệm.

(演)以心緣歷,字字分明者,此是心念。

(Diễn: Dùng tâm duyên theo từng chữ rõ ràng, đây là tâm niệm).


“Dĩ tâm duyên lịch, tự tự phân minh” rất trọng yếu. Nếu miệng niệm mà tâm chẳng niệm, vô dụng! Miệng có, tâm không, vô dụng! Tâm niệm, miệng chẳng niệm, vẫn hữu dụng. Vì sao? Dưới đây sẽ giải thích rõ ràng!


(Diễn) Bất đồng tiền khẩu niệm nhi tâm bất niệm dã.

(演)不同前口念而心不念也。

(Diễn: Chẳng giống như trong phần trên đã nói “miệng niệm mà tâm chẳng niệm”).


Trong phần trên đã nói, miệng niệm, tâm chẳng niệm, vậy là không được.


(Diễn) Tiền cú, hậu cú tương tục bất đoạn, nãi chí vô đệ nhị niệm giả, thử thị nhất tâm niệm, bất đồng tiền tâm tuy niệm, nhi niệm bất nhất dã.

(演)前句後句相續不斷,乃至無第二念者,此是一心念,不同前心雖念,而念不一也。

(Diễn: “Câu trước, câu sau tiếp nối không ngừng, cho đến chẳng có niệm thứ hai”: Đấy là nhất tâm niệm, chẳng giống như trong phần trên đã nói “tâm tuy niệm, nhưng niệm chẳng chuyên nhất”).


Tâm trước là niệm Phật, sau đấy, tâm lại dấy vọng tưởng, như vậy thì không được. Nhất định là niệm này tiếp nối niệm kia, như vậy thì mới có thể niệm hết sạch vọng tưởng, phiền não.


(Diễn) Bất vị tham sân phiền não chi sở tạp loạn.

(演)不為貪瞋煩惱之所雜亂。

(Diễn: Chẳng bị tạp loạn bởi tham sân phiền não).


“Tạp loạn” là xen tạp. Niệm Phật ắt phải là không gián đoạn, chẳng xen tạp. Thật sự có thể chẳng gián đoạn, không xen tạp, chư vị ngẫm xem, người ấy có còn hoài nghi hay chăng? Quyết định chẳng hoài nghi! Đấy mới là “tịnh niệm tiếp nối” như Đại Thế Chí Bồ Tát đã nói trong kinh Lăng Nghiêm thì mới có thể thành công.


(Diễn) Thử thị nhất tâm bất loạn, bất đồng tiền niệm tuy nhất, nhi hữu thời bất nhất dã.

/ 289