/ 289
367

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 202

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm lẻ năm:

 

  (Kinh) Xá Lợi Phất! Bỉ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm.

  (經)舍利弗。彼佛國土。成就如是功德莊嚴。

  (Kinh: Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật ấy thành tựu công đức trang nghiêm như vậy).

 

Tổng kết một khoa lớn này, chúng ta xem chú giải của Liên Trì đại sư.

 

  (Sớ) Kết thượng Thanh Văn, Bồ Tát đệ tử trang nghiêm, giai bỉ Phật túc nhân, nguyện hạnh, công đức chi sở thành tựu dã. Luận vân: “Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh”, thị dã.

(疏)結上聲聞菩薩弟子莊嚴,皆彼佛宿因願行功德之所成就也。論云:如來淨華眾,正覺華化生。是也。

(Sớ: Tổng kết sự trang nghiêm của đệ tử Thanh Văn, Bồ Tát như đã nói trên đây, đều được thành tựu bởi nguyện hạnh và công đức nơi túc nhân của đức Phật ấy. Vãng Sanh Luận nói: “Các thứ hoa thanh tịnh của Như Lai, hoa Chánh Giác hóa sanh” là nói về điều này).

 

  Đoạn này giới thiệu đại chúng từ mười phương vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, kinh nói trong số đó có Thanh Văn chúng, Bồ Tát chúng, và nhân, thiên chúng. Chúng ta đã đọc thấy cách nói này trong kinh Vô Lượng Thọ, đó là nói phương tiện; nói chân thật thì Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ có Bồ Tát. Nói Thanh Văn hay nói trời, người là có hai dụng ý:

1) Một là [nói về] thân phận [của những vị ấy] trước khi vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, giống như chúng ta vãng sanh sẽ là nhân, thiên chúng. Nếu là người tu Tiểu Thừa chứng đắc từ Sơ Quả trở lên, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ được coi là Thanh Văn chúng. Đây là một cách nói.

2) Một cách nói khác là sau khi đã sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, [xét theo] công phu tu học đoạn chứng: Hoàn toàn chẳng đoạn Kiến Tư phiền não, tuy là Bồ Tát, là Bồ Tát trong Viên Giáo từ địa vị Sơ Tín cho đến địa vị Lục Tín, nhưng Kiến Tư phiền não chẳng đoạn hết, nên coi như nhân, thiên chúng. Từ Thất Tín đến mãn tâm Thập Tín được coi là Thanh Văn chúng. Từ Sơ Trụ trở lên sẽ là Bồ Tát chúng. Nói theo cách như vậy.

Nói theo công phu tu học đoạn chứng bèn có hai ý nghĩa ấy. Từ kinh Đại Bổn, chúng ta có thể thấy được những điều ấy.

  Sự trang nghiêm trong thế giới Tây Phương chẳng giống thế giới này. Thế giới này được thành tựu bởi nhân duyên của nghiệp thiện ác. Do vì thế giới này người ác đông, người lành ít, trong tâm của kẻ bình phàm ác niệm nhiều, thiện niệm ít. Đối với tiêu chuẩn thiện ác, hễ khởi tâm động niệm mà niệm thứ nhất luôn nghĩ đến chính mình, nghĩ tới có lợi hay có hại cho chính mình, Phật pháp gọi niệm ấy là ác niệm. Trong hết thảy các thứ tạo tác của chúng ta, thứ nhất là nghĩ đến bản thân, nghĩ tới lợi ích của chính mình, đó là ác nghiệp, tạo tác ác nghiệp. Bồ Tát chẳng vậy! Bồ Tát niệm niệm nghĩ đến hết thảy chúng sanh, niệm niệm vì tạo phước cho hết thảy chúng sanh. Đó là sự nghiệp của Bồ Tát. Do đó, nhân duyên của hai thế giới khác hẳn. Chúng ta phải đặc biệt lưu ý những chỗ này, do chúng có mối quan hệ mật thiết đối với sự cầu sanh Tây Phương của chúng ta. [Điều này] thật sự đã cảnh tỉnh chúng ta, vãng sanh Tây Phương không chỉ là niệm một câu Phật hiệu, Phật hiệu phải niệm cho đắc lực. Đắc lực là như thế nào? Niệm đến mức tâm chúng ta thanh tịnh, những vọng tưởng Ngã và Ngã Sở dần dần phai nhạt. Phật hiệu có sức mạnh khắc phục những vọng niệm ấy thì mới có thể vãng sanh. Chúng ta thường nói là “đới nghiệp vãng sanh”.

  Duyên của người trong thế giới Tây Phương thù thắng, “giai bỉ Phật túc nhân nguyện hạnh công đức chi sở thành tựu” (đều được thành tựu bởi nguyện hạnh và công đức nơi túc nhân của đức Phật ấy), điều này thù thắng! “Bỉ Phật” là A Di Đà Phật. Y báo và chánh báo trang nghiêm trong Tây Phương Cực Lạc thế giới được thành tựu bởi công đức nơi đại nguyện và đại hạnh của A Di Đà Phật trong đời quá khứ. Đó là chỗ khác hẳn các thế giới của hết thảy chư Phật trong mười phương, đó là một thế giới đặc biệt.

“Luận vân” (Luận nói), trong Vãng Sanh Luận có hai câu kệ là “Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh” [được sách Diễn Nghĩa giải thích như sau].

 

(Diễn) Như Lai tịnh hoa chúng, Chánh Giác hoa hóa sanh giả, tịnh hoa tức thất tịnh hoa dã, Như Lai nhân trung tu thất tịnh hoa, quả thượng thành Phật.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289