/ 289
416

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 199

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm lẻ ba:

 

  (Sao) Đại Bổn Phật tán bỉ quốc Bồ Tát chủng chủng công đức, vi nhị thập tam dụ. Nhất, kiên cố bất động như Tu Di sơn. Nhị, trí huệ minh liễu như minh nhật nguyệt. Tam, quảng đại như hải, xuất công đức bảo cố. Tứ, xí thịnh như hỏa, thiêu phiền não tân cố. Ngũ, nhẫn nhục như địa, nhất thiết bình đẳng cố. Lục, thanh tịnh như thủy, tẩy chư trần cấu cố. Nãi chí nhị thập tam, như Từ Thị quán, đẳng pháp giới cố. Mạt phục kết vân: “Kim vị nhữ đẳng cử yếu ngôn chi, nhược quảng thuyết giả, nhất kiếp bất tận”. Tắc tri Bồ Tát chi số vô lượng vô biên, Bồ Tát công đức diệc vô lượng vô biên dã.

(鈔)大本佛讚彼國菩薩種種功德,為二十三喻,一、堅固不動如須彌山,二、智慧明了如明日月,三、廣大如海出功德寶故,四、熾盛如火燒煩惱薪故,五、忍辱如地一切平等故,六、清淨如水洗諸塵垢故。乃至二十三,如慈氏觀,等法界故。末復結云:今為汝等舉要言之,若廣說者一劫不盡 。則知菩薩之數無量無邊 ,菩薩功德亦無量

無邊也。

(Sao: Trong kinh Đại Bổn, đức Phật tán thán các thứ công đức của hàng Bồ Tát trong cõi ấy, đã dùng hai mươi ba tỷ dụ. Một là kiên cố bất động như núi Tu Di. Hai là trí huệ sáng suốt như mặt trời, mặt trăng sáng ngời. Ba là rộng lớn như biển, sanh ra của báu công đức. Bốn là hừng hực như lửa đốt sạch củi phiền não. Năm là nhẫn nhục như đất vì hết thảy bình đẳng. Sáu là thanh tịnh như nước, rửa các bụi nhơ. Cho đến tỷ dụ thứ hai mươi ba là như ngài Từ Thị quán tưởng pháp giới bình đẳng. Cuối cùng lại kết luận: “Nay ta vì các ông nói những điều chánh yếu. Nếu nói rộng rãi, thì [nói suốt] một kiếp chẳng hết”. Do vậy biết số lượng của Bồ Tát là vô lượng vô biên, công đức của Bồ Tát cũng vô lượng vô biên).

 

  Hai mươi ba tỷ dụ được Liên Trì đại sư trích dẫn vốn là chương thứ ba mươi mốt, tức chương Chân Thật Công Đức trong bản hội tập của cụ Hạ Liên Cư, nhưng trong chương đó, cụ Hạ chẳng hoàn toàn trích lục hai mươi ba tỷ dụ ấy. Trong hội [Vô Lượng Thọ] Như Lai của kinh Đại Bảo Tích, tức là nơi trang hai trăm bảy mươi bốn của bộ Ngũ Kinh Độc Bổn có đoạn kinh văn ấy. Kế đó, trong bản hội tập của cư sĩ Vương Long Thư, hai mươi ba tỷ dụ đều trọn đủ. Ấn Quang đại sư, cụ Hạ Liên Cư và lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đều công nhận: Hễ Sớ Sao trích dẫn kinh Đại Bổn, đại đa số là dùng bản hội tập của cư sĩ Vương Long Thư, tức là Đại A Di Đà Kinh. Nay chúng tôi in chương ấy, chương ấy có đầy đủ hai mươi ba tỷ dụ. Chương ấy có tên là Bồ Tát Công Đức Phần Đệ Tam Thập Tứ (phần ba mươi bốn, Công Đức Của Các Bồ Tát). Chương ấy trích từ bản của cư sĩ Vương Long Thư, chúng tôi cho sao chụp in lại để cúng dường chư vị đồng tu. Trong một chương kinh văn ấy, đức Phật tán thán các thứ công đức của hàng Bồ Tát trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Chương ấy rất đáng cho chúng ta đọc kỹ, vì có quan hệ rất lớn đối với sự tu học của chúng ta. Chúng tôi lợi dụng cơ hội này để giới thiệu đơn giản cùng các đồng học một chương kinh văn ấy.

 

  Phật ngôn: A Di Đà Phật sát trung chư Bồ Tát chúng.

  佛言:阿彌陀佛剎中諸菩薩眾。

  (Đức Phật nói: “Các vị Bồ Tát trong cõi của A Di Đà Phật”).

 

  “Chư”  (諸) là bao gồm toàn bộ [các vị Bồ Tát] từ hạ hạ phẩm cho

đến thượng thượng phẩm trong cõi Thật Báo. Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ có Bồ Tát pháp giới, chẳng có các pháp giới khác. “Chư” là như chúng ta nói từ địa vị Sơ Tín cho đến Đẳng Giác Bồ Tát.

 

  Dung mạo nhu hòa, tướng hảo cụ túc.

  容貌柔和相好具足。

(Dung mạo mềm mỏng, ôn hòa, tướng hảo trọn đủ).

 

  Từ Đại Kinh, chúng ta thấy điều này rất rõ ràng: Dung mạo và tướng hảo đều giống như A Di Đà Phật. Vì vậy, thế giới ấy là một thế giới bình đẳng, thật sự bình đẳng. Mười phương thế giới đều chẳng bình đẳng, chỉ riêng Tây Phương Cực Lạc thế giới là bình đẳng. Mọi người đều giống như nhau, màu da cũng như nhau, vóc dáng cũng như nhau. Thế giới Tây Phương đích xác là chẳng thể nghĩ bàn.

 

  Thiền Định trí huệ thông đạt vô ngại, thần thông oai đức vô bất mãn túc.

禪定智慧通達無礙,神通威德無不滿足。

(Thiền Định, trí huệ thông đạt vô ngại, thần thông, oai đức, không gì chẳng trọn vẹn).

 

  Đây cũng là sự thật. Từ bốn mươi tám nguyện, chúng ta từng đọc thấy điều này. Tuy là đới nghiệp vãng sanh, sanh trong hạ hạ phẩm, thậm chí Ngũ Nghịch, Thập Ác lâm chung sám hối vãng sanh, hễ tới thế giới Tây Phương, trí huệ, thần thông và đạo lực cũng đều chẳng sai khác A Di Đà Phật cho mấy. Pháp môn Tịnh Độ được gọi là “pháp khó tin”, khó ở chỗ nào? Ở ngay chỗ này. Đó là sự thật. Không chỉ là lũ phàm phu chúng ta khó tin, mà hàng Bồ Tát cũng [cảm thấy] khó tin. Chúng ta thấy kinh Hoa Nghiêm nói “phải đạt tới Đăng Địa Bồ Tát thì mới chẳng hoài nghi pháp môn này”. Do vậy có thể biết, các vị Bồ Tát thuộc địa vị Tam Hiền (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng) trong hội Hoa Tạng đều rất khó tin tưởng pháp môn này! Đạt đến Đăng Địa (từ Sơ Địa trở lên) thì mới từ đầu đến cuối chẳng lìa niệm Phật, mới thật sự phát nguyện tu học pháp môn này. Có phải là Địa Thượng Bồ Tát và Đẳng Giác Bồ Tát đã hoàn toàn hiểu rõ hay không? Cũng chưa chắc! Vẫn còn cậy vào Phật gia trì. Nếu chẳng được Phật lực gia trì, Đẳng Giác Bồ Tát cũng chẳng có cách nào lý giải.  Pháp môn này khó tin ở chỗ này,  vì nó là cảnh  giới

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289