322

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 187

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang ba trăm tám mươi bảy:

 

  (Sao) Như Đại Bổn vân: “Bỉ Phật quang minh, tối vi viễn trước, chư Phật quang minh sở bất năng cập”. Thập phương chư Phật đảnh trung quang minh, hữu chiếu nhất lý giả, nhị lý giả. Như thị tiệm viễn, hữu chiếu nhị bách vạn lý giả, hữu chiếu nhất thế giới giả, nhị thế giới giả. Như thị tiệm viễn, hữu chiếu nhị bách vạn thế giới giả. Duy A Di Đà Phật quang minh, chiếu thiên vạn thế giới, vô hữu cùng tận. Cố hiệu Vô Lượng Quang Phật, Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, nãi chí Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật, giai quang minh vô lượng nghĩa dã.

  (Diễn) “Chư Phật quang minh sở bất năng cập” giả, hoặc hữu nạn vân: “Phật Phật đạo đồng, tắc quang minh diệc đồng, kim Phật quang viễn cận huyền thù giả, hà dã?” Viết: Phật quang thật đồng, nhân cơ hiện dị.

(鈔)如大本云:彼佛光明,最為遠著,諸佛光明所不能及,十方諸佛頂中光明,有照一里者,二里者;如是漸遠,有照二百萬里者,有照一世界者,二世界者;如是漸遠,有照二百萬世界者;唯阿彌陀佛光明,照千萬世界,無有窮盡,故號無量光佛、無邊光佛、無礙光佛,乃至超日月光佛,皆光明無量義也。

(演)諸佛光明所不能及者,或有難云:佛佛道同,則光明亦同,今佛光遠近懸殊者,何也?曰佛光實同,因機現異。

(Sao: Như kinh Đại Bổn nói: “Quang minh của đức Phật ấy chiếu xa nhất, quang minh của chư Phật đều chẳng thể sánh bằng”. Quang minh từ trên đỉnh đầu của mười phương chư Phật có vị chiếu xa một dặm, hai dặm. Dần dần xa hơn như thế, có vị chiếu đến hai trăm vạn dặm, có vị chiếu xa một thế giới, hai thế giới. Dần dần xa hơn như thế, có vị chiếu hai trăm vạn thế giới. Chỉ riêng quang minh của A Di Đà Phật là chiếu ngàn vạn thế giới chẳng có cùng tận. Vì thế, Ngài có hiệu là Vô Lượng Quang Phật, Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, cho đến Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật, đều có nghĩa là quang minh vô lượng.

  Diễn: “Quang minh của chư Phật chẳng thể sánh bằng”: Chắc là có kẻ bắt bẻ: “Phật Phật đạo đồng, vậy thì quang minh cũng giống nhau, nay Phật quang xa hay gần thật khác xa nhau, là do cớ nào?” Thưa: Phật quang vốn thật sự là như nhau, do căn cơ [của chúng sanh khác nhau] mà hiện [chiếu xa hay gần] khác nhau).

 

  Đoạn này cho chúng ta biết: Phật tâm thanh tịnh, bình đẳng, chẳng có sai biệt. Sở dĩ Phật hiện tướng là vì cơ duyên của chúng sanh mà hiện tướng. Nếu chẳng có cơ cảm, Phật sẽ chẳng thể hiện tướng, chúng ta phải biết nguyên lý này. Cơ cảm như thế nào, Ngài sẽ hiện tướng như thế ấy. Biết sự thật này, mới biết chúng ta đang thuộc địa vị phàm phu, cũng có nghĩa là đối với thân phận của chúng ta trong hiện tiền, hãy nên tu học như thế nào. Không hiểu rõ đạo lý này, dẫu trong tương lai quý vị thành Phật, quang minh của quý vị cũng không chiếu xa hơn một dặm, hai dặm, thân cũng rất kém. Quý vị hóa độ chúng sanh; tuy đã thành Phật, chúng sanh chẳng có duyên với quý vị, chẳng ưa thích quý vị. Quý vị giảng kinh, họ chẳng thích nghe, lắc đầu bỏ đi! Chẳng phải là vì Phật nói không hay, mà do chẳng có duyên với chúng sanh. Đó là [lý do] trước khi thành Phật, phải kết thiện duyên rộng rãi.

  Đây là muốn nói đến [vấn đề] thiện và ác. Tiêu chuẩn của thiện ác không ở ngoại cảnh, các đồng tu hãy nên nhớ kỹ sự thật này. Học Phật thành tựu trong một đời chẳng dễ dàng. Quý vị thấy bao nhiêu người niệm Phật, mấy người vãng sanh? Năm Dân Quốc 47 (1958), khi tôi chưa xuất gia, ở Đài Trung, thầy Lý bảo tôi, theo danh sách tên họ và địa chỉ [của các liên hữu] thuộc Đài Trung Liên Xã thì có gần hai mươi lăm vạn người. Liên hữu trong Liên Xã đông ngần ấy, vãng sanh mấy người? Cũng bất quá dăm ba người mà thôi! Trong hai ba vạn người niệm Phật mới có một người vãng sanh! Vì sao chẳng thể vãng sanh? Nghiệp chướng quá nặng. Cố nhiên pháp môn này là đới nghiệp vãng sanh, nhưng mang theo nghiệp cũ, chẳng mang theo nghiệp mới. Nay ta vừa niệm Phật, mà vẫn vừa tạo nghiệp, ngỡ là có thể mang nghiệp ấy đi vãng sanh, sai mất rồi! Những nghiệp mang theo là các nghiệp trước khi quý vị chưa nghe Phật pháp, những nghiệp đã trót tạo ấy có thể mang theo. Quý vị nghe pháp, tu học pháp môn này, mà vẫn tạo nghiệp, sẽ chẳng thể vãng sanh! Là người niệm Phật, có mấy ai không tạo nghiệp? Rất khó! Vì thế, mọi người tu tập, tích lũy một chút thiện căn trong pháp môn Tịnh Độ, chuyện này rất phổ biến, rất nhiều, nhưng [những người] thật sự muốn cầu sanh Tịnh Độ trong một đời, có thể y giáo phụng hành quá ít.

Nguồn: www.niemphat.net">www.niemphat.net">www.niemphat.net