/ 289
276

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 186

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang ba trăm tám mươi lăm:

 

  (Sao) Thường quang, phóng quang giả, thường sở hiển quang, vô phóng bất phóng, như viên quang nhất tầm đẳng, thị dã. Phóng quang giả, hoặc ư mi gian, hoặc ư đảnh thượng, hoặc khẩu, hoặc xỉ, hoặc tễ, hoặc túc chi loại, thị dã. Kim ngôn quang giả, chánh ý tại thường, nhi diệc kiêm phóng, cập dữ thân trí. Như Đại Bổn ngôn: “Nhĩ thời, A Di Đà Phật, tùng kỳ diện môn, phóng vô lượng quang”. Hựu vân: “Ngã dĩ trí huệ quang, quảng chiếu vô ương giới cố”.

(鈔)常光放光者,常所顯光,無放不放,如圓光一尋等,是也。放光者,或於眉間、或於頂上,或口、或齒、或臍、或足之類,是也。今言光者,正意在常,而亦兼放,及與身智。如大本言:爾時阿彌陀佛,從其面門,放 無量光。又云:我以智慧光,廣照無央界故。

(Sao: “Thường quang, phóng quang”: Thường quang là quang minh hiển lộ, chẳng có tỏa sáng hay không, như [kinh nói] viên quang chiếu xa một Tầm, chính là nói về thường quang. Phóng quang là như từ nơi giữa hai mày, hoặc từ trên đỉnh đầu, hoặc từ miệng, hoặc từ răng, hoặc từ rốn, hoặc từ chân v.v… [tỏa ra ánh sáng] là nói về loại này. Nay nói đến quang thì ý nghĩa chánh yếu là nói đến thường quang, mà cũng kèm thêm phóng quang cùng với thân quang và trí quang. Như kinh Đại Bổn nói: “Khi ấy, A Di Đà Phật từ nơi diện môn[1], tỏa ra vô lượng quang minh”. Lại nói: “Ta dùng trí huệ quang chiếu rộng khắp vô ương cõi”).

 

Quang minh biểu thị trí huệ. Phật quang có hai loại:

1) Một là thường quang. Thường quang còn gọi là thân quang, trên thân đức Phật luôn có [loại quang minh này]. Thuở Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện trên thế gian này, [thân thị hiện] là thân Liệt Ứng, tức thân cao một trượng sáu thước. Thường Quang của Ngài chiếu xa một tầm. Một Tầm (尋) là đơn vị đo lường. Trung Hoa gọi tám thước là một Tầm. Thường quang của đức Phật chiếu xa tám thước, toàn thân đều có.

2) Phóng quang là do có nhân duyên đặc biệt, đức Phật sẽ tỏa ánh sáng.

Do vậy có thể biết, thường quang từ tâm thanh tịnh biến hiện. Tâm địa Ngài thanh tịnh, nên tự nhiên quang minh này chẳng gián đoạn. Vì thế, chẳng thể nói là Ngài có phóng quang hay không. Phóng quang là duyên phận, gặp cơ duyên, đức Phật sẽ phóng quang. Phóng quang là cảm ứng đạo giao cùng chúng sanh: Chúng sanh có cảm, Phật bèn có ứng. Ứng hiện nhanh chóng nhất không gì hơn phóng quang. Phóng quang thì không nhất định ở nơi nào, đại khái là mỗi nơi đều có ý nghĩa biểu thị pháp đặc thù. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật từ trên nhục kế nơi đỉnh đầu phóng quang, biểu thị pháp môn ấy là đảnh pháp. Từ diện môn tỏa ánh sáng, ở đây nói là “hoặc ư mi gian” (hoặc từ giữa hai mày), “mi gian” nghĩa là tướng bạch hào phóng quang. Giữa hai chân mày của đức Phật có hai sợi bạch hào[2], bạch hào cuộn tròn lại cùng một chỗ, giống như một viên châu. Từ chỗ ấy tỏa ánh sáng là phổ biến nhất. Mỗi bộ vị trên thân Ngài đều có thể tỏa ánh sáng, loại tỏa sáng này được gọi là “phóng quang”.

  Nay kinh này nói tới Quang, “chánh ý tại thường” (ý nghĩa chánh yếu là thường quang), thường quang của A Di Đà Phật. Kinh Đại Thừa thường nhắc tới và tán thán A Di Đà Phật, đức Phật có vô lượng tướng và vô lượng [tùy hình] hảo. Mỗi hảo có vô lượng quang minh, trong quang minh lại hóa hiện vô lượng chư Phật, phổ độ mười phương chúng sanh, trang nghiêm dường ấy! Vì thế, ý nghĩa chánh yếu là thường quang, nhưng trong ấy cũng hàm nhiếp phóng quang. Quang là trí quang và thân quang. Liên Trì đại sư trích dẫn một đoạn kinh Vô Lượng Thọ để chứng minh: “Nhĩ thời, A Di Đà Phật tùng kỳ diện môn, phóng vô lượng quang” (Lúc bấy giờ, A Di Đà Phật từ nơi diện môn, tỏa ra vô lượng quang minh), đó là phóng quang. Lại nói: “Ngã dĩ trí huệ quang, quảng chiếu vô ương giới” (Ta dùng ánh sáng trí huệ chiếu rộng khắp vô ương cõi nước). “Vô ương” là một con số lớn, thường nói là vô lượng vô biên, hoặc Vô Ương Số, chẳng có cách nào tính toán, chiếu rộng khắp mười phương thế giới.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289