A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Tập 182
Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang ba trăm tám mươi mốt:
(Sao) Tiền hậu như thị công đức trang nghiêm hạ, bất các hệ luận tụng, dĩ kim tụng nhất khuyết hóa tác, nhị khuyết ác đạo, cố đặc minh chi. Ngôn chúng điểu xuất âm, nhược phi Phật tác, yên năng thính giả vong tướng nhất tâm dã.
(鈔)前後如是功德莊嚴下,不各係論頌,以今頌一缺化作,二缺惡道,故特明之。言眾鳥出音,若非佛作,焉能聽者忘相一心也。
(Sao: Từ câu “các công đức trước và sau hai thứ trang nghiêm như thế, chẳng đối chiếu với bài tụng trong Vãng Sanh Luận [để trình bày từng điều]” vì bài tụng một là thiếu ý [các loài chim ấy do đức Phật] hóa thành, hai là thiếu ý [chúng không thuộc về] ác đạo, nên đặc biệt giảng rõ. Nói các loài chim phát ra âm thanh, nếu chẳng phải là do Phật biến hóa thì làm sao có thể khiến cho người nghe quên tướng, nhất tâm được?)
Đoạn này nhằm giải thích câu “như luận trung thuyết tiền hậu công đức, phồn bất các hệ” (như đối với các thứ công đức trước và sau bốn thứ công đức (biến hóa, Đại Thừa, hư không, và tánh công đức) [được nói trong luận Vãng Sanh], do rườm rà nên chẳng đối chiếu từng điều [với chánh kinh] để giải thích những sự trang nghiêm). “Chúng điểu xuất âm” (Các loài chim phát ra âm thanh), ở đây bổ sung thêm một câu: Nếu chúng chẳng do A Di Đà Phật biến hóa tạo ra, sẽ chẳng có năng lực nhiếp thọ rất lớn. Chim thuyết pháp, chúng ta nghe xong, có thể khế nhập chân tánh, tự nhiên nẩy sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, có sức mạnh nhiếp thọ to lớn dường ấy, nhất định chúng là do A Di Đà Phật biến hóa tạo ra. Vì người vãng sanh, địa vị là Đẳng Giác Bồ Tát cao cả, hãy nghĩ xem ai có tư cách thuyết pháp cho Đẳng Giác Bồ Tát? Đương nhiên là A Di Đà Phật! Chúng ta phàm phu vãng sanh chẳng kể vào đâu, nhưng người từ mười phương thế giới vãng sanh, có không ít vị là Đẳng Giác Bồ Tát, số lượng chúng sanh trong chín pháp giới vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới đều là vô lượng vô biên.
(Sao) Bất vân ác đạo, dĩ nhân trung thượng vô nữ nhân, thánh trung thượng vô tiểu thánh.
(鈔)不云惡道,以人中尚無女人,聖中尚無小聖。
(Sao: Chẳng nói tới ác đạo, vì trong loài người [nơi cõi Cực Lạc] còn không có nữ nhân, trong các vị thánh [bên cõi ấy] còn chẳng có hàng tiểu thánh).
“Tiểu thánh” là nói về Thanh Văn và Duyên Giác. Nữ nhân đau khổ, nhiều nỗi thống khổ hơn nam nhân, nhất là những người sống trong thời đại Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện, chẳng phải là thời đại hiện tại. Trong kinh có nhiều cách nói, đức Phật ứng cơ thuyết pháp. Trong thời đại ấy, quyền hạn của nam giới vượt xa nữ quyền, nữ nhân chẳng thể ra khỏi cửa, không như hiện thời nam nữ bình đẳng, nữ nhân cũng làm Tổng Thống, trong quá khứ chẳng thể nào! Trạng huống xã hội khác nhau, đức Phật thuyết pháp cũng khác. Nói tóm lại, xã hội quá khứ đề cao nam quyền, địa vị của nữ nhân khá thấp, chịu nhiều bó buộc, cho thấy đau khổ vô hạn! Vì thế, kinh thường nói người trong Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng có nữ nhân, trong các vị thánh, chẳng có hàng tiểu thánh, lấy đâu ra ác đạo? Đương nhiên là sẽ chẳng có ác đạo.
(Sao) Tiền hậu minh hiển khả tri, cố bất phồn hệ.
(鈔)前後明顯可知,故不繁係。
(Sao: Trước sau đều rõ ràng có thể biết, nên chẳng rườm lời dẫn chứng).
Trong kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, những chuyện này đều [được nói] rất rõ ràng.
(Sao) Hựu chánh báo nhị công đức, tại “như thị trang nghiêm” điều ngoại, cố diệc bất hệ.
(Diễn) Chánh báo nhị công đức, vị thượng thủ công đức, đại chúng công đức.
(鈔)又正報二功德,在如是莊嚴條外,故亦不係。
(演)正報二功德,謂上首功德、大眾功德。
(Sao: Lại nữa, hai thứ công đức nơi chánh báo do nằm ngoài phạm vi của câu “trang nghiêm như thế” ở đây, nên cũng chẳng trích dẫn Vãng Sanh Luận để đối chiếu, trình bày.
Diễn: Hai thứ công đức nơi chánh báo là công đức của bậc thượng thủ và công đức của đại chúng).
Hai thứ công đức này được nói trong phần trước của kinh này.
(Sớ) Xứng Lý, tắc tự tánh Bát Nhã châu biến pháp giới, thị điểu thụ thuyết pháp nghĩa.
(疏)稱理,則自性般若周遍法界,是鳥樹說法義。
(Sớ: Xứng Lý thì tự tánh Bát Nhã trọn khắp pháp giới là ý nghĩa chim và cây thuyết pháp).