/ 289
354

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 179

 

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang ba trăm bảy mươi bốn.

 

  Nhị, phong thụ diễn pháp.

  (Kinh) Xá Lợi Phất, bỉ Phật quốc độ, vi phong xuy động, chư bảo hàng thụ, cập bảo la võng, xuất vi diệu âm. Thí như bách thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác. Văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm.

  二風樹演法。

(經) 舍利弗。彼佛國土。微風吹動。諸寶行樹。及寶羅網。出微妙音。譬如百千種樂。同時俱作。聞是音者。自然皆生念佛念法念僧之心。

  (Hai, gió và cây diễn pháp.

Kinh: Này Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật ấy, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu, và mành lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, ví như trăm ngàn thứ nhạc hòa tấu cùng lúc. Nghe âm thanh ấy, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng).

 

  Đoạn kinh văn này có khoa đề (科題: tiểu đề mục) là Phong Thụ Diễn Pháp, nói đến chuyện vô tình thuyết pháp trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trong phần trước, các loài chim là hữu tình, nay kinh nói về gió và cây. Như vậy là trong thế giới ấy, hữu tình và vô tình cùng tuyên diệu pháp. Đây là một nhân tố quan trọng khiến cho người tu hành trong Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng bị thoái chuyển.

 

  (Sớ) Tiền ngôn hàng thụ, la võng, kim ngôn thử chư thụ võng, nhân phong xuất âm, như thượng điểu minh, hóa đạo chúng sanh, lợi ích vô tận dã.

(疏) 前言行樹羅網,今言此諸樹網,因風出音,如上鳥鳴,化導眾生,利益無盡也。

(Sớ: Trong phần trước, [kinh văn] đã nói lưới mành giăng trên các hàng cây, nay nói đến các lưới trên cây do gió thổi qua mà phát ra âm thanh giống như tiếng chim hót trong phần trên, giáo hóa chúng sanh, lợi ích vô tận).

 

  Trong phần trước, [chánh kinh] đã nói đến các mành lưới giăng nơi hàng cây trong thế giới Tây Phương, đoạn này lại tiếp tục nói những tấm lưới căng trên các hàng cây vì gió thổi qua mà phát ra âm thanh, giống như những cái chuông gió (phong linh, wind chime) trong thế gian, âm thanh rất hay. Phong linh trong cõi chúng ta tối đa là vang tiếng hòa nhã mà thôi, chẳng thể thuyết pháp. Cây trong Tây Phương Cực Lạc thế giới là cây báu, lá cây đều bằng bảy báu, âm thanh ấy hay đẹp chúng ta chẳng có cách nào tưởng tượng được! [Âm thanh của lưới và cây] giống như trong phần trước đã nói chim có thể diễn diệu pháp, hướng dẫn, giáo hóa chúng sanh.

 

  (Sớ) Phong viết vi giả, phong chi mỹ dã. Âm viết vi diệu giả, âm chi mỹ dã. Vi diệu tức hòa nhã ý.

(疏) 風曰微者,風之美也;音曰微妙者,音之美也,微妙即和雅意。

(Sớ: Gió nói là Vi tức là gió dịu, âm thanh mà nói là Vi Diệu, tức là âm thanh rất tuyệt diệu. Vi Diệu có ý nghĩa hòa nhã).

 

  “Hòa” (和) là ôn hòa, “nhã” (雅) là trang nhã, chánh đáng, âm thanh chánh đáng.

 

  (Sớ) Bách thiên chủng nhạc giả, dĩ thiểu huống đa.

  (疏) 百千種樂者,以少況多。

(Sớ: “Trăm ngàn loại nhạc”: Dùng số ít để sánh ví cho số nhiều).

 

  Trăm ngàn loại: Giống như nhạc giao hưởng trong hiện thời.

 

  (Sớ) Tán kỳ chí mỹ, cực nhân thiên nhạc, sở bất năng cập.

  (疏) 讚其至美,極人天樂,所不能及。

  (Sớ: Nhằm tán thán [các âm thanh do cây và lưới báu phát ra] hay đẹp tột cùng, các loại nhạc tuyệt diệu của trời người đều chẳng thể sánh bằng).

  Đây là tán thán tới mức độ cùng cực, âm nhạc trong nhân gian hay cõi trời đều chẳng có cách nào sánh bằng!

 

  (Sớ) Kỳ âm diệc tuyên Căn, Lực, Giác, Đạo.

  (疏) 其音亦宣根力覺道。

(Sớ: Âm thanh ấy cũng tuyên nói Căn, Lực, Giác, Đạo).

 

  Các âm thanh cũng tuyên nói Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Chánh Đạo. Bốn khoa này tượng trưng cho vô lượng Phật pháp, chẳng có pháp nào không được diễn nói.

 

  (Sớ) Chủng chủng Đạo Phẩm, bất ngôn giả, văn tỉnh dã.

  (疏) 種種道品,不言者,文省也。

  (Sớ: Không nói tới các thứ Đạo Phẩm là do kinh văn nói tỉnh lược).

 

  “Tỉnh” (省) là tỉnh lược.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289