/ 289
542

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 136


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bổn, trang hai trăm chín mươi lăm.


(Sao) Cứ thử, tắc tam kinh tường lược vi biệt. Thử đản ngôn thất trùng, bỉ ngôn sổ thiên bách trùng. Thử đản ngôn la võng, bỉ ngôn la võng chi trung, xuất thiên cung điện. Thử đản ngôn hàng thụ, bỉ ngôn hàng thụ chi trung, hiện đại thiên giới. Hựu thử ngôn tứ bảo, bỉ ngôn thất bảo. Cái kim kinh lược thị, bỉ kinh tường trần. Dĩ giản nhiếp phồn, thủ văn tỉnh cố, văn tuy bất túc, nghĩa thật vô khiếm.

(鈔) 據此,則三經詳略為別,此但言七重,彼言數千百重;此但言羅網,彼言羅網之中,出天宮殿;此但言行樹,彼言行樹之中,現大千界;又此言四寶,彼言七寶。蓋今經略示,彼經詳陳,以簡攝繁,取文省故,文雖不足,義實無欠。

(Sao: Dựa theo đó thì ba kinh nói tường tận hay giản lược khác nhau. Ở đây nói bảy tầng, kinh kia nói mấy trăm ngàn tầng. Kinh này chỉ nói “lưới mành”, kinh kia nói trong các lưới mành hiện ra cung điện cõi trời. Kinh này chỉ nói “hàng cây”, kinh kia nói giữa các cây xuất hiện cõi đại thiên. Lại nữa, ở đây nói “bốn báu”, kinh kia nói bảy báu. Đó là vì kinh này nói đại lược, kinh kia trình bày tường tận. Dùng giản lược để gồm thâu rườm rà, nên lời văn tỉnh lược, kinh văn tuy chẳng nói đầy đủ, nhưng ý nghĩa thật sự chẳng thiếu khuyết).


Đoạn này nói đơn giản về sự khác biệt giữa cách nói tường tận hay tỉnh lược giữa ba kinh Tịnh Độ. Trong ba kinh, do kinh A Di Đà giản lược nhất, nên thời cổ, những vị tổ sư đại đức xếp bộ kinh này vào khóa tụng sớm tối vì kinh này đơn giản, nhưng trọng yếu. Tuy văn tự giản lược, ý nghĩa trọn chẳng khiếm khuyết, chúng ta phải biết điều này. Liên Trì đại sư gọi kinh Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà là Đại Bổn và Tiểu Bổn vì hai kinh ấy hoàn toàn giống nhau. Đại Bổn là kinh Vô Lượng Thọ, giảng hết sức cặn kẽ. Huống chi trong kinh Quán Vô Lượng Thọ có những chỗ nói càng tường tận hơn. Cổ đức cũng thường khuyến khích chúng ta: Nếu muốn liễu giải Tây Phương Cực Lạc thế giới, tối thiểu là phải hợp ba kinh lại để tham chiếu, quý vị mới có thể thấy viên mãn, thấy trang nghiêm trọn đủ.


(Sao) Như Linh Chi vân.

(鈔) 如靈芝云。

(Sao: Như ngài Linh Chi nói).


Linh Chi đại sư là người đời Tống, Ngài nói:


(Sao) Thất trùng lan thuẫn, phàm Phật, Bồ Tát trụ xứ giai nhiên.

(鈔) 七重欄楯,凡佛菩薩住處皆然。

(Sao: Bảy tầng lan can: Phàm là nơi Phật, Bồ Tát ngự đều là như vậy).

“Phàm” [có nghĩa] “hễ là”. Chỉ cần là trụ xứ của Phật, Bồ Tát thì đều có sự trang nghiêm như vậy.


(Sao) Phi vị nhất quốc chỉ thất trùng dã.

(鈔) 非謂一國只七重也。

(Sao: Chẳng phải là cả nước chỉ có bảy tầng).


Chớ nên nghĩ Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ có bảy tầng như vậy. Có thể nói là mỗi nhà đều có bảy tầng lan can vây quanh. “Bảy” mang ý nghĩa biểu thị pháp, tượng trưng sự viên mãn. Viên mãn là như ý thì mới là viên mãn. Bản thân ta nghĩ như thế nào, nó bèn biến hóa như thế ấy thì mới là viên mãn. Y báo trong Tây Phương Cực Lạc thế giới thù thắng, đều là thuận theo lòng muốn mà tự nhiên hóa hiện, chẳng cần phải suy nghĩ, chẳng cần phải suy tính, hoạch định kiến tạo như thế nào, chẳng cần! Đây là tự nhiên hóa hiện theo lòng mong muốn!


(Sao) Tắc tri sổ bách thiên trùng giả, đa chủng thất trùng tích nhi thành chi, thất thất tương trùng, trùng trùng vô tận dã, dư khả lệ kiến.

(鈔) 則知數百千重者,多種七重積而成之,七七相重,重重無盡也,餘可例見。

(Sao: Do vậy biết mấy trăm ngàn tầng là có nhiều thứ bảy tầng tích tập thành, bảy lần bảy tầng, tầng tầng vô tận. Những điều khác có thể dựa theo đó mà biết).


Mấy câu này đã nói rất rõ ràng. Tiếp theo đây, đại sư đề cập đại lược ý nghĩa biểu thị pháp.


(Sớ) Hựu giai ngôn thất giả, biểu Thất Giác Chi, Thất Thánh Tài đẳng.

(疏) 又皆言七者,表七覺支、七聖財等。

(Sớ: Lại nữa, đều nói là Bảy nhằm biểu thị Thất Giác Chi, Thất Thánh Tài v.v...)


Nó mang ý nghĩa biểu thị pháp, chúng ta phải biết điều này. Thất Giác Chi là Thất Bồ Đề Phần.

(Sao) Thất Giác kiến hậu. Thất Thánh Tài giả.

(鈔) 七覺見後。七聖財者。

(Sao: Xem giải thích về Thất Giác trong phần sau. Thất Thánh Tài là...)


Hiện thời, trong dịp Tết, chúng ta gặp nhau đều nói “cung hỷ phát tài”. Người học Phật chúng ta cũng cần phát tài, phải phát Thất Thánh Tài. Thất Thánh Tài đã phát, tối thiểu là quý vị chứng đắc quả vị Bồ Tát. Chẳng phải là quả vị Bồ Tát, sẽ không trọn đủ Thất Thánh Tài. Thất Thánh Tài, Thất là bảy điều, Thánh là thánh nhân, Tài là của báu. [Thất Thánh Tài] là bảy thứ của cải quý báu của bậc thánh nhân. Ở đây, nêu ra danh mục của chúng.

/ 289