/ 289
453

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 124


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang hai trăm sáu mươi chín.


(Sao) Thập chủng độ giả, Táo Bá sở phân thập chủng Quyền, Thật, tuy Cực Lạc thị Quyền phi Thật, nhiên thị thả cứ Quyền, Thật đối đãi phân biệt ngôn nhĩ. Nhược luận tùy cơ, Quyền Thật vô định, sở dĩ giả hà? Bỉ vân Di Đà Phật độ, vi nhất phần thủ tướng phàm phu, vị tín Pháp Không thật lý, dĩ chuyên ức niệm, kỳ tâm phần tịnh, đắc sanh Tịnh Độ, thị Quyền phi Thật. Tắc tri tựu thủ tướng giả, phi tựu nhập Lý giả. Nhược Lý nhất tâm, tức Quyền, tức Thật, cố vân “vô định”.

(鈔) 十種土者,棗柏所分十種權實,雖極樂是權非實,然是且據權實對待分別言耳。若論隨機,權實無定,所以者何?彼云彌陀佛土,為一分取相凡夫,未信法空實理,以專憶念,其心分淨,得生淨土,是權非實。則知就取相者,非就入理者,若理一心,即權即實,故云無定。

(Sao: “Mười thứ cõi”, ngài Táo Bá chia [các cõi Tịnh Độ] thành mười thứ Quyền và Thật. Tuy [ngài Táo Bá phán định] Cực Lạc là Quyền, chẳng phải Thật, nhưng vẫn là xét theo đối đãi phân biệt Quyền hay Thật mà nói đó thôi. Nếu luận định theo căn cơ, [cõi Cực Lạc] là Quyền hay Thật không nhất định, vì sao? Ngài nói “cõi Tịnh Độ của Phật Di Đà là cõi Tịnh Độ do một số phàm phu chấp tướng, chưa tin thật lý Pháp Không, do chuyên ức niệm, tâm tịnh một phần, được sanh về đó, nên [Cực Lạc] là Quyền, chẳng phải là Thật”. Do đó ta biết [ngài Táo Bá luận định Di Đà Tịnh Độ là Quyền do xét theo trình độ của] kẻ chấp tướng, chưa nhập lý. Nếu là [người đã đạt] Lý nhất tâm, [Di Đà Tịnh Độ] sẽ vừa là Quyền vừa là Thật, vì thế, nói là “vô định”).


Đây là cách nói của Lý Trưởng Giả trong một đoạn trích từ Hoa Nghiêm Kinh Hợp Luận. Lý Trưởng Giả[1] là một người rất lỗi lạc, tuy là tại gia cư sĩ, bản lãnh tu học vô cùng sâu. Ngài chú giải kinh Hoa Nghiêm, chúng ta biết Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh từ lúc được dịch ra cho tới nay chỉ có hai bản chú giải: Một là Sớ Sao của Thanh Lương quốc sư, bản kia là Hợp Luận của Lý Trưởng Giả.

Từ truyện ký, chúng ta thấy lão nhân gia muốn chú giải kinh Hoa Nghiêm, muốn tìm một hoàn cảnh thanh tịnh. Trên đường đi Ngài gặp một con cọp, người tầm thường chúng ta thấy cọp đều chuồn lẹ, Ngài chẳng vậy, Ngài gặp cọp bèn bảo nó: “Nay ta muốn chú giải kinh Hoa Nghiêm, chẳng có được một hoàn cảnh thanh tịnh, ngươi hãy tìm giùm ta”. Con cọp ấy rất nghe lời, dẫn Ngài vào một nơi núi sâu, hoàn cảnh đích xác rất tốt, [nơi đó là] hang cọp, có nhiều cọp đang sống trong đó, ở trong một thạch động, động rất rộng rãi. Cọp dọn đi, nhường chỗ ấy cho Ngài. Chuyện cảm ứng như thế đúng là chẳng thể nghĩ bàn!

Sau khi Ngài đến ở nơi đó, tuổi tác cũng rất cao, chẳng có người chăm sóc. Mỗi ngày vào sáng sớm có hai bé gái đến đưa thức ăn, bút, mực, giấy cần thiết đều chuẩn bị đầy đủ, đến tối liền rời đi. Mãi cho đến khi Ngài viết xong [chú giải] kinh Hoa Nghiêm, chưa hề nói với hai cô ấy câu nào, chẳng hề nói: “Cô họ gì? Tên gì? Nhà ở nơi đâu?”, chưa hề nói! Ngài nhất tâm chú giải kinh, mọi việc đều do hai người ấy hầu hạ. Sau khi chú giải kinh xong, hai cô bé ấy cũng chẳng thấy đâu nữa, Ngài đến thôn trang phụ cận dò hỏi. “Hầu hạ ta đã lâu như thế, phải cảm tạ các cô”, đến thôn trang tìm cách nào cũng chẳng ra. Ngài mô tả diện mạo, người trong thôn cũng không biết. Đó là sự cảm ứng chân thật được ghi chép trong truyện ký, quyết định chẳng phải là giả. Do vậy, chúng ta biết Lý Trưởng Giả cũng chẳng phải là một người tầm thường.

/ 289