359

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 114

 

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang hai trăm bốn mươi mốt:

 

  Nhị, Bồ Tát chúng.

  Sơ, minh loại.

  (Kinh) Tịnh chư Bồ Tát Ma Ha Tát.

(Sớ) Tịnh giả, thừa tiền ngôn Phật thuyết thử kinh, bất đản Thanh Văn dự hội, đại sĩ diệc sở đồng văn dã.

  二、菩薩眾。

初、明類。

(經)並諸菩薩摩訶薩。

(疏)並者,承前言佛說此經,不但聲聞與會,大士亦所同聞也。

  (Hai, các vị Bồ Tát.

  Một, nói rõ loại.

  Kinh: Và các vị Bồ Tát Ma Ha Tát.

  Sớ: Chữ “Tịnh” tiếp nối phần trước nhằm nói đức Phật thuyết kinh này, không chỉ Thanh Văn tham dự mà các vị đại sĩ cũng cùng nghe).

 

  Trong pháp hội này, không chỉ có tỳ-kheo, La Hán, mà đồng thời cũng có Bồ Tát, cho thấy pháp môn này thích hợp khắp ba căn, gồm thâu độn căn lẫn lợi căn.

 

  (Sớ) Bồ Tát giả, Phạn ngữ, cụ vân Bồ Đề Tát Đỏa, kim cử nhị tự, tỉnh văn dã.

  (疏) 菩薩者,梵語,具云菩提薩埵,今舉二字,省文

也。

  (Sớ: Bồ Tát là tiếng Phạn, nói đủ là Bồ Đề Tát Đỏa, nay nêu hai

chữ [Bồ Tát] là nói gọn).

 

  “Cụ” là đầy đủ. Người Hoa luôn chuộng đơn giản, lược bớt âm cuối. Đối với Bồ Đề Tát Đỏa (Boddhisattva), chỉ nói là Bồ Tát.

 

  (Sớ) Thử vân Giác Hữu Tình.

  (疏) 此云覺有情。

  (Sớ: Phương này dịch là Giác Hữu Tình).

 

  “Thử” là Trung Quốc; [Bồ Tát] dịch sang nghĩa tiếng Hán là hữu tình chúng sanh đã giác ngộ.

 

  (Sớ) Giác Tình phục hữu tam nghĩa, hựu dũng mãnh cầu nghĩa.

  (疏) 覺情復有三義,又勇猛求義。

  (Sớ: Giác Hữu Tình lại có ba nghĩa, lại có nghĩa là dũng mãnh mong cầu).

 

  Dũng mãnh cầu Phật pháp, trên cầu Phật pháp, dưới hóa độ chúng sanh.

 

  (Sớ) Ma Ha Tát giả, thử vân Đại Đạo Tâm Chúng Sanh.

  (疏) 摩訶薩者,此云大道心眾生。

  (Sớ: Cõi này dịch Ma Ha Tát là Đại Đạo Tâm Chúng Sanh).

 

  Ma Ha Tát (Mahasattva) là Đại Bồ Tát. Ma Ha là tiếng Phạn, dịch sang nghĩa tiếng Hán là Đại. Bồ Tát là nói tới những vị thuộc địa vị Tam Hiền. Chúng ta gọi Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng là Bồ Tát. Ma Ha Tát là Đăng Địa, tức là từ Sơ Địa cho đến Đẳng Giác, chúng ta gọi các Ngài là Ma Ha Tát, tức Đại Bồ Tát.

 

  (Sớ) Dĩ cụ tứ chủng đại cố. Hựu Pháp Hoa lục đại, Phật Địa tam đại, bất xuất tứ cố. Bồ Tát Ma Ha Tát, do vân Bồ Tát trung Đại Bồ Tát dã, giản phi chư tiểu Bồ Tát cố.

  (疏)以具四種大故,又法華六大,佛地三大,不出四故。菩薩摩訶薩,猶云菩薩中大菩薩也,揀非諸小菩薩故

  (Sớ: Do trọn đủ bốn nghĩa đại. Lại nữa, sáu nghĩa đại trong kinh Pháp Hoa, ba nghĩa đại trong Phật Địa Luận đều không ra ngoài bốn thứ đại ấy. Bồ Tát Ma Ha Tát giống như nói các Ngài là Đại Bồ Tát trong các vị Bồ Tát, nhằm phân biệt các Ngài chẳng phải là các tiểu Bồ Tát).

 

  Các danh tướng đều được giải thích trong đoạn dưới đây.

 

  (Sao) Bất đản Thanh Văn giả, ngôn Tiểu Thừa, Đại Thừa, nhất thiết hiền thánh, cộng văn thử kinh, vô vị Tịnh Độ vi Bồ Tát sở bất tiết dã.

  (鈔)不但聲聞者,言小乘大乘,一切賢聖,共聞此經,毋謂淨土為菩薩所不屑也。

  (Sao: “Không chỉ Thanh Văn”: Ý nói Tiểu Thừa, Đại Thừa, hết thảy hiền thánh cùng nghe kinh này, chớ nói Bồ Tát chẳng thèm tu Tịnh Độ).

 

  Câu này nhằm phá tình kiến của lũ phàm ngu chúng ta. Kẻ phàm phu ngu muội cứ tưởng niệm Phật là để dạy mấy bà cụ già, cớ sao các vị đại Bồ Tát vẫn phải niệm Phật? Vẫn phải cầu sanh Tịnh Độ? Đấy đều là tình kiến của phàm phu ngu si, chẳng phải là sự thật. Trên thực tế, ngay cả Đẳng Giác Bồ Tát cũng cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Từ kinh Hoa Nghiêm, chúng ta đã thấy rõ rệt [chuyện ấy].

 

  (Sao) Giác Hữu Tình giả, đồng Phật sở chứng chi vị Giác, vô minh vị tận chi vị Tình dã.

Nguồn: www.niemphat.net">www.niemphat.net">www.niemphat.net