/ 289
475

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 112

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang hai trăm ba mươi mốt:

 

  (Sớ) Ma Ha Ca Diếp giả, thử vân Đại Quy Thị, nhất vân Ẩm Quang, Đầu Đà đệ nhất.

  (Sao) Đại Quy giả, tiên thế học đạo, hữu linh quy phụ đồ nhi xuất, nhân dĩ vi tánh.

  (疏)摩訶迦葉者,此云大龜氏,一云飲光,頭陀第一。

(鈔)大龜者,先世學道,有靈龜負圖而出,因以為姓。

  (Sớ: Ma Ha Ca Diếp (Mahākāśyapa), cõi này dịch là Đại Quy Thị, còn dịch là Ẩm Quang, Đầu Đà bậc nhất.

Sao: Đại Quy: Tổ tiên Ngài học đạo, có con rùa thiêng đội đồ hình xuất hiện, do vậy lấy [Đại Quy] làm họ).

 

  Có điển cố ấy, nguyên do là như vậy.

 

  (Sao) Danh Tất Bát La, diệc thụ dã.

  (鈔) 名畢鉢羅,亦樹也。

  (Sao: Tên là Tất Bát La, cũng là tên một loài cây).

 

  Tất Bát La (Pippalā) là tên cây.

 

  (Sao) Xưng Đại, dĩ biệt đồng danh, như tam Ca Diếp đẳng.

  (鈔) 稱大,以別同名,如三迦葉等。

  (Sao: Gọi là Đại nhằm phân biệt với các vị cùng tên, như ba anh em Ca Diếp v.v...)

 

  Vì thị tộc Ca Diếp có rất nhiều người, người có tiếng tăm, có địa vị cũng khá nhiều, nhằm thuận tiện phân biệt, nên gọi Ngài là Ma Ha Ca Diếp, tức là Đại Ca Diếp. Ma Ha nghĩa là Đại.

 

  (Sao) Ẩm Quang giả.

  (鈔) 飲光者。

  (Sao: Ẩm Quang là...)

 

  Ma Ha Ca Diếp cũng được gọi là Ẩm Quang (nuốt mất ánh sáng).

 

  (Sao) Diêu túc sanh vi dã kim sư, dữ nhất nữ nhân, đồng dĩ kim nghiêm Phật tượng, toại cảm thế thế thân như kim sắc.

  (鈔)繇宿生為冶金師,與一女人,同以金嚴佛像,遂感世世身如金色。

  (Sao: Do đời trước làm thợ kim hoàn đã cùng với một người nữ dùng vàng trang nghiêm tượng Phật, nên cảm quả báo đời đời thân như sắc vàng ròng).

 

  Bản thân Ngài là một người thợ kim hoàn. Có một nữ nhân đem một bức tượng Phật đến nhờ Ngài thếp vàng. Ngài cảm thấy đây là chuyện rất tốt, bèn chẳng lấy tiền công. Công đức do hai người cùng làm, cho nên cảm quả báo đời đời kiếp kiến thân tướng vô cùng tốt đẹp, thân như sắc vàng ròng.

 

  (Sao) Kim sắc hoảng diệu, thôn hồ dư sắc, danh Ẩm Quang dã.

  (鈔) 金色晃耀,吞乎餘色,名飲光也。

  (Sao: Sắc vàng chói ngời, nuốt mất các sắc khác, nên gọi là Ẩm Quang).

 

  Quang minh của Ngài mạnh hơn những người khác, giống như ban ngày chúng ta ở dưới ánh mặt trời, hết thảy các ánh đèn đều mờ mịt chẳng thấy. Đây là ý nghĩa quang minh rực rỡ vậy!

 

  (Sao) Đầu Đà giả, Phạn ngữ, thử vân Ðẩu Tẩu, hoặc vân Đào

Thải.

  (鈔) 頭陀者,梵語,此云抖擻,或云淘汰。

  (Sao: Đầu Đà (Dhūta) là tiếng Phạn, cõi này dịch là Đẩu Tẩu, hoặc dịch là Đào Thải).

 

  Ðẩu Tẩu là trừ sạch sành sanh những trần lao trên thân.

 

  (Sao) Hữu thập nhị hạnh, vị nhất A Lan Nhã, nhị thường khất thực, nãi chí thập nhị đản tam y.

  (鈔)有十二行,謂一阿蘭若,二常乞食,乃至十二但三衣。

  (Sao: Có mười hai hạnh, nghĩa là: Một, trụ trong A Lan Nhã, hai là thường khất thực, cho đến hạnh thứ mười hai là chỉ có ba y).

 

  “Nãi chí” (cho đến) là tỉnh lược những điều ở giữa. Chúng ta thường gọi Đầu Đà là khổ hạnh; trong các đệ tử Phật, Ngài khổ hạnh bậc nhất. Khi Ngài xuất gia, thân thế hết sức tốt đẹp, sanh trong một gia đình phú quý; sau khi xuất gia, mà có thể tu khổ hạnh, cho nên đức Phật hết sức tán thán Ngài. A Lan Nhã (Āranya): Lan Nhã là chỗ nhiệt náo, A dịch là Vô, “vô nhiệt náo” là nơi rất thanh tĩnh; A Lan Nhã là chốn thanh tĩnh. Nói thật ra, xã hội trong quá khứ thanh tĩnh hơn xã hội hiện tại, nhất là người xuất gia đều ở tại núi rừng, chẳng phải ở trong đô thị. Nông dân sống trong làng quê, nông dân nuôi trâu bò nhiều nhất, tại Ấn Độ, trâu bò được mọi người rất tôn trọng, chỗ không nghe tiếng trâu bò kêu thì cũng rất an tĩnh. A Lan Nhã lấy “không nghe tiếng trâu bò kêu” làm tiêu chuẩn thanh tĩnh. Hiện tại, rất nhiều âm thanh hỗn tạp còn lớn hơn tiếng trâu bò kêu, hiện nay, muốn tìm một nơi yên tĩnh khá khó khăn. [A Lan Nhã là] trụ xứ vô cùng u tĩnh, mang ý nghĩa ấy.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289