/ 289
453

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 92

 

Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang một trăm sáu mươi tám[1].

 

  Cửu, tổng thích danh đề.

  九、總釋名題。

  (Chín, giải thích chung tên gọi của kinh).

 

  Phần Tổng Thích Danh Đề chia thành hai đoạn lớn.

 

  Sơ, đề nghĩa, nhị, dịch nhân.

  初、題義,二、譯人。

  (Một là ý nghĩa của tựa đề kinh, hai là nói về người dịch)

 

  Đoạn lớn thứ nhất giải thích tựa đề bản kinh, đoạn lớn thứ hai nói về người phiên dịch, tức Cưu Ma La Thập đại sư.

 

  Như thượng bát môn tự nghĩa, dĩ tri nhất kinh đại chỉ. Kim dục thích văn, tiên minh tổng đề, sử hữu cương lãnh. Cố thứ chi, dĩ tổng thích danh đề.

  如上八門敘義,已知一經大旨。今欲釋文,先明總題,使有綱領,故次之以總釋名題。

  (Do những ý nghĩa được trình bày trong tám môn như trên, đã biết được ý chỉ chung của kinh này. Nay sắp giải thích kinh văn, trước hết giảng rõ tựa đề chung của bản kinh, nhằm làm cho người đọc biết được cương lãnh. Vì thế, tiếp theo đây là phần Tổng Thích Danh Đề).

 

  Đoạn này nhằm trình bày nguyên do có đoạn lớn này: Vì sao phải có đoạn này, trước hết, nêu ra rõ ràng. Tám môn trên đây là phần Huyền Nghĩa của kinh này, nói theo cách bây giờ, đó là phần khái yếu, khái thuyết, khái luận của kinh Di Đà, chúng tôi đã giảng xong, đã nói rất rõ ràng minh bạch tông chỉ nghĩa thú của bộ kinh này.  

Tới lúc này mới thật sự bước vào kinh văn. Trong kinh văn, trước tiên giới thiệu đề mục, vì đề mục là tổng cương lãnh của cả bộ kinh, rất giống với tựa đề của một bài văn, hết sức quan trọng.

 

  (Kinh) Phật thuyết A Di Đà Kinh.

  (經) 佛說阿彌陀經。

  (Chánh kinh: Phật Thuyết A Di Đà Kinh).

 

  Phần Sớ dưới đây là lời chú giải.

 

  (Sớ) Đề nghĩa hữu tứ.

  (疏) 題義有四。

  (Sớ: Phần giảng về ý nghĩa của tựa đề kinh gồm bốn đoạn).

 

  Trong phần này có bốn đoạn, chia ra như thế nào? Đoạn thứ nhất là Phật, một chữ là một đoạn, đoạn thứ hai là Thuyết, đoạn thứ ba là A Di Đà, đoạn thứ tư là Kinh.

 

  (Sớ) Sơ, năng thuyết Phật.

  (疏) 初、能說佛。

  (Sớ: Một, vị Phật nói kinh này).

 

  “Phật” là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

  (Sớ) Nhị, chánh minh thuyết.

  (疏) 二、正明說。

  (Sớ: Hai, giải thích chữ Thuyết).

 

  “Chánh” là [kinh này] do Thích Ca Mâu Ni Phật nói.

 

  (Sớ) Tam, sở thuyết Phật.

  (疏) 三、所說佛。

  (Sớ: Ba, đức Phật được nói đến).

 

  Đoạn thứ ba là nội dung được nói. Thích Ca Mâu Ni Phật nói gì vậy? Nói tới Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, giới thiệu Tây Phương Cực Lạc thế giới cho chúng ta.

  (Sớ) Tứ, kết thuyết danh.

  (疏) 四、結說名。

  (Sớ: Bốn, kết lại để nêu tên kinh).

 

  Đấy là Kinh.

 

  (Sớ) Ngôn thử độ Thích Ca Mâu Ni Phật.

  (疏) 言此土釋迦牟尼佛。

  (Sớ: Nói đến Thích Ca Mâu Ni Phật trong cõi này).

 

  “Thử” (đây) là đối với “bỉ” (kia) mà nói, vì A Di Đà Phật không ở trong thế giới này. Thông thường chúng ta nói đến “thế giới”, trong quan niệm của người bình thường, [chữ “thế giới”] chỉ quả địa cầu này; thật ra, trong Phật pháp, phạm vi của từ ngữ này to hơn rất nhiều. Chẳng phải chỉ là một địa cầu, mà “thế giới” trong Phật pháp là một Ngân Hà Hệ như chúng ta nói trong hiện tại, số lượng tinh cầu trong ấy đúng là chẳng biết rõ. Kinh Phật thường nói là “tam thiên đại thiên thế giới”. Tam thiên đại thiên thế giới là khu vực giáo hóa của một đức Phật, như vậy thì Phật có diệt độ hay không? Không có, Phật chẳng diệt độ. Chúng ta nói “Phật diệt độ” là nói theo địa cầu này: Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện, Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ. Nếu nói theo đại thế giới, đức Phật chẳng diệt độ, đức Phật diệt độ trên quả địa cầu này, lại xuất hiện trên một tinh cầu khác, chuyện là như thế đó! Do vậy, Phật quả thật bất sanh bất diệt, chúng ta phải nên biết điều này.

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289