/ 289
408

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 83

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang một trăm ba mươi sáu:

 

  (Sớ) Tắc sở vị Trùng Tụng như, Thọ Ký như, thập nhị phần giáo, nhất thiết giai như. Dĩ thượng triển chuyển thôi tầm chân thật chi lý, cực chí ư thử. Thí chi vật bất ly mộng, mộng bất ly nhân. Viên Giác Sớ vân: “Sanh pháp bổn vô, nhất thiết duy thức. Thức như huyễn mộng, đản thị nhất tâm”, tắc dĩ tự tâm vi giáo thể dã.

  (疏) 則所謂重頌如 ,授記如 ,十二分教 , 一切皆如

。以上展轉推尋真實之理,極至於此,譬之物不離夢,夢不離人。圓覺疏云:生法本無,一切唯識,識如幻夢,但是一心。則以自心為教體也。

  (Sớ: Chính là nói Trùng Tụng là Như, Thọ Ký là Như, mười hai phần giáo, hết thảy đều Như. Lần lượt truy tìm lý chân thật như trên, đạt đến chỗ cùng cực ở nơi đây. Ví như vật chẳng lìa mộng, mộng chẳng lìa người. Viên Giác Sớ viết: “Chúng sanh và pháp vốn không, hết thảy chỉ là Thức, Thức như huyễn mộng, chỉ là nhất tâm”. Tức là lấy tự tâm làm giáo thể).

 

  Đây là nói tới khoa thứ ba trong phần Giáo Thể, tức là “hội quy tự

tánh” (gom về tự tánh). Lý này hết sức sâu, rất khó lãnh hội. Khó lãnh hội là vì chúng sanh có phân biệt, chấp trước, nên chẳng dễ gì lãnh hội. Nếu phân biệt, vọng tưởng của chúng ta tạm thời gián đoạn, trong thời gian tạm thời ngưng dứt rất ngắn ấy, cảnh giới này sẽ hiện tiền, giống như ánh chớp. Tuy cảnh giới ấy hiện tiền trong một thời gian ngắn ngủi, đã khiến cho quý vị có tín tâm rất lớn. Vì sao? Quý vị tin tưởng “vạn pháp đều Như” như trong kinh Phật đã dạy, quý vị thấu hiểu ý nghĩa Như này. Nếu có thể thường giữ cho cảnh giới ấy chẳng bị mất đi, đấy chính là nhập cảnh giới của Phật; nhưng phàm phu tập khí, nghiệp chướng sâu nặng, rất khó giữ được cảnh giới này. Do đây có thể biết: Tu học Phật pháp chú trọng nhất tâm bất loạn. Chỉ cần nhất tâm sẽ liền có thụ dụng, là sự thụ dụng chẳng thể nghĩ bàn, nhất là những điều được nói trong đoạn này đều là cảnh giới của Pháp Thân đại sĩ.

  Đoạn này tiếp tục giải thích “hội quy tự tánh”. “Tướng” là hết thảy các tướng được hiện, phạm vi bao quát [của Tướng] vô cùng lớn; người, sự, vật đều bao gồm trong ấy. Trong Phật pháp thường nói là “y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới”, toàn bộ vũ trụ và nhân sinh như người thế gian chúng ta thường nói đều được bao gồm trong ấy. Ngay cả hết thảy các kinh pháp do Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói cũng chẳng phải ngoại lệ, cũng thuộc trong ấy. Ở đây, nói đại lược: “Sở vị Trùng Tụng như, Thọ Ký như” (nói Trùng Tụng là Như, Thọ Ký là Như); đây là hai loại trong mười hai phần giáo, nêu ra hai loại để làm đại diện. Nói cách khác, Trùng Tụng là Chân Như, Thọ Ký cũng là Chân Như, Trường Hàng cũng là Chân Như, Cô Khởi cũng là Chân Như, không có một pháp nào chẳng phải là Chân Như. Vì thế, quý vị mở quyển kinh Phật ra, chữ đầu tiên là “như thị ngã văn”. Phật pháp thật sự là một chữ Như, không có pháp nào chẳng Như. Nói cách khác, tất cả ngôn thuyết, tất cả kinh luận đều nhằm chú giải chữ Như, đều là cước chú của chữ Như mà thôi.

  Chữ Như này là Chân Như, hết thảy các pháp, không có một pháp nào chẳng là Chân Như. Cổ nhân có tỷ dụ như sau: “Dùng vàng làm đồ vật, món nào cũng đều là vàng”. Dùng vàng ròng làm ra mấy ngàn thứ, mấy vạn thứ lộng lẫy, có thứ nào chẳng phải là vàng? Thứ nào cũng đều là vàng, điều này dễ hiểu. Y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới đều do Chân Như bổn tánh biến hiện ra, có pháp nào chẳng phải là Chân Như? Pháp nào cũng đều là Chân Như. Nếu quý vị thấy cảnh giới này, nhà Thiền gọi là minh tâm kiến tánh, Tịnh Độ Tông gọi là Lý nhất tâm bất loạn, Hoa Nghiêm gọi là Pháp Thân đại sĩ, chẳng qua là như thế mà thôi! Vì thế, “thập nhị phần giáo, nhất thiết giai như” (mười hai phần giáo, hết thảy đều là Như), có nghĩa là “hết thảy các giáo pháp sai biệt”, vì sao có sai biệt? Sai biệt “tùng duyên vô tánh” ([sai biệt] là do duyên, không có tánh). Tuy trên mặt sự tướng thì có sai biệt, nhưng bất cứ pháp nào cũng đều là vô tự tánh, tự tánh là tự thể của nó, nó không có tự thể, nó từ duyên sanh ra. Tánh “vô tự tánh” là Chân Như bổn tánh, cho nên chẳng có một pháp nào chẳng do Chân Như bổn tánh biến hiện ra. Nói cách khác, nó là Chân Như.

  Kinh luận cũng thường nói “hư tướng bổn tận, chân tánh bổn hiện” (tướng hư vọng vốn hết, chân tánh vốn hiện), hai câu này nói hết sức hay. “Bổn” nghĩa là “vốn sẵn như thế”, “hư” là hư vọng; tướng hư vọng vốn sẵn hư vọng, như kinh Kim Cang đã nói: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”, “hết thảy các pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”, vốn sẵn là như thế. Chân Như bổn tánh hiện tiền, chỉ cần quý vị thấy thấu suốt tướng hư vọng, Chân Như bổn tánh sẽ hiện tiền, chuyện là như vậy đó. Tánh và Tướng chẳng hai. Nay chúng ta chẳng thấy chân tánh, mê nơi tướng, vấn đề là do mê. Vì thế, phá mê sẽ khai ngộ, mấu chốt ở chỗ này!

Nguồn: www.niemphat.net

/ 289