/ 289
491

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 74


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang một trăm mười ba.


Tam, bàng thông.

Sơ, Quán Kinh.

(Huyền Nghĩa) Tiên minh thông Quán Kinh giả, hữu ngôn thập lục Quán môn, danh vi Định Thiện, chấp trì danh hiệu, danh vi Tán Thiện, kim vị thông chi.

三、旁通

 初、觀經

(玄義)先明通觀經者,有言十六觀門,名為定善,執持名號,名為散善,今為通之。

(Ba là luận định ý nghĩa của những kinh có liên quan tới kinh này.

Thứ nhất là Quán Kinh.

Huyền Nghĩa: Trước hết nói rõ kinh này có ý nghĩa thông với Quán Kinh. Có kẻ nói mười sáu môn Quán [trong Quán Kinh] là Định Thiện, còn chấp trì danh hiệu là Tán Thiện, nay bèn đả thông [chấp trước sai lầm ấy]).


Trong phần Bàng Thông có hai đoạn, đoạn thứ nhất nói về Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, đoạn thứ hai lại nêu ra những kinh điển khác có ý nghĩa thông với bộ kinh này. Trong Tịnh Độ Tam Kinh, trừ kinh này ra, [hai kinh còn lại] là kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, đấy là ba bộ kinh điển chủ yếu của pháp môn Tịnh Độ. Từng có người nói: Mười sáu phép Quán là Định Thiện, còn pháp trì danh niệm Phật được giảng trong kinh này là Tán Thiện. Rốt cuộc ai là Định? Ai là Tán? Ở đây cũng có một cách giải thích: Vì mười sáu phép Quán chủ yếu là tu Định, chẳng khác gì Thiền Tông tu Chỉ Quán, ắt phải do tâm Định thì mới có thể quán thành tựu, tâm tán loạn chắc chắn chẳng thể quán thành tựu. Ví như phép Quán thứ nhất là quán “mặt trời lặn giống như cái trống treo”. Khi mặt trời lặn xuống ở phương Tây, mặt trời đỏ rực, quý vị bèn trông thấy. Bất luận là ban ngày hay ban đêm, bất luận lúc nào, vầng mặt trời đỏ rực luôn ở trước mặt. Mở to mắt, vầng thái dương ở trước mặt; nhắm mắt, vầng thái dương vẫn ở trước mặt thì phép Quán thứ nhất mới tu thành. Phép Quán thứ hai là quán “biển cả đóng băng”, tức là quán thế giới lưu ly. Sau khi quán thành công, quý vị thấy đại địa giống như ngọc Phỉ Thúy, phủ bằng Lưu Ly, quả thật chẳng dễ dàng! Vì thế, chúng ta có thể học lý luận của mười sáu phép Quán, nhưng phương pháp tu hành chắc chắn chẳng thể làm được. Tâm quá thô, không định được; do vậy, chẳng thể quán thành tựu. Nguyên lý trì danh niệm Phật cũng xuất phát từ Thập Lục Quán Kinh, tức là trong phép Quán cuối cùng [có nói]: Nếu đối với những phương pháp trước đó, quý vị đều không có cách nào tu được, hãy trì danh niệm Phật. Chấp trì danh hiệu, có thể nói là người sơ học đều tán tâm xưng danh, tức là dùng cái tâm tán loạn để niệm Phật hiệu. Ý nghĩa Định và Tán được giảng như vậy.


(Huyền Nghĩa) Ư trung hữu nhị, nhất tổng, nhị biệt.

(玄義) 於中有二,一總,二別。

(Huyền Nghĩa: Trong đoạn này có hai ý nghĩa, một là tổng, hai là biệt).


Trong đây có hai ý nghĩa: Một là nói chung, hai là nói riêng.


(Huyền Nghĩa) Tiên minh tổng giả, bỉ kinh diệu quán, tông hồ nhất tâm.

(玄義) 先明總者,彼經妙觀,宗乎一心。

(Huyền Nghĩa: Trước hết nói về ý nghĩa chung thì tông chỉ của những phép Quán mầu nhiệm trong kinh ấy (kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật) là nhất tâm).


Chỉ điểm cho chúng ta thấy tông chỉ của Thập Lục Quán Kinh. Kinh này tu hành từ một ngày cho đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, cũng là theo tông chỉ ấy.


(Huyền Nghĩa) Thử kinh nhất tâm, chánh phù bỉ ý.

(玄義) 此經一心,正符彼意。

(Huyền Nghĩa: Nhất tâm trong kinh này thật phù hợp với ý ấy).


Nói theo phương diện nhất tâm, kinh này và Quán Kinh chẳng khác.


(Huyền Nghĩa) Nhất tâm tác quán, nhất tâm xưng danh, hà đắc đồng quy nhất tâm, dương bỉ ức thử, tường như Tịnh Giác Sớ trung thuyết.

(玄義)一心作觀,一心稱名,何得同歸一心,揚彼抑此,詳如淨覺疏中說。

(Huyền Nghĩa: Nhất tâm tác quán, nhất tâm xưng danh, lẽ nào chẳng cùng trở về nhất tâm, đề cao điều kia, hạ thấp điều này được nói tường tận trong bộ Tịnh Giác Sớ).


Liên Trì đại sư giảng rõ: Hai bộ kinh này quả thật giống nhau, có cùng một tông chỉ, nhưng phương pháp tu hành khác nhau. Nếu nói theo mặt Sự, Quán Kinh chuyên môn dạy quán tưởng y báo và chánh báo trang nghiêm của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Đối với cách tu này, cũng khó thể diễn tả sự vi diệu! [Hành giả] ắt phải thông đạt nghĩa lý Đại Thừa rất sâu thì phép Quán ấy mới là mầu nhiệm. Nếu không, chỉ là đơn độc quán tưởng những sự tướng, mầu nhiệm ở chỗ nào? Lý rất sâu tức là muốn nói đến nhất tâm. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo” (Hãy nên quán tánh pháp giới, hết thảy do tâm tạo). Quý vị quán hết thảy các pháp, chẳng phải chỉ là y báo và chánh báo của thế giới Tây Phương, mà vô lượng vô biên các cõi Phật trong tận hư không, trọn pháp giới đều là vật được biến hiện bởi tự tánh, duy tâm sở hiện, duy thức sở biến, tâm tánh trọn khắp, không pháp gì chẳng tạo. Cho nên nói: “Ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm”. Đấy mới là diệu quán, vận dụng nhất tâm. Vận dụng nhất tâm thì phép Quán này sẽ mầu nhiệm.

/ 289