423

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 62

 

  Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang tám mươi ba:

 

  (Sớ) Như manh giả, Như Lai ư Thệ Đa lâm trung, diễn Đại Hoa Nghiêm, bỉ thời thượng đức Thanh Văn, Thân Tử Mục Liên đẳng, như manh như lung.

  (疏) 如盲者 , 如來於逝多林中 ,演大華嚴 ,彼時上

德聲聞,身子目連等,如盲如聾。

  (Sớ: “Như mù”: Trong rừng Thệ Đa, đức Như Lai diễn giảng kinh Đại Hoa Nghiêm, lúc ấy, bậc thượng đức Thanh Văn như Thân Tử, Mục Liên v.v... như lòa, như điếc).

 

  Đây là lời giải thích câu “Hoa Tạng như manh” trong phần nhân duyên thứ sáu. “Thệ Đa lâm” (Jetavana) chính là Kỳ Thụ Cấp Cô Độc Viên. Đoạn này nằm trong hội thứ chín của kinh Hoa Nghiêm[1], nói rõ kinh Đại Thừa chẳng khế hợp tiểu cơ (căn cơ Tiểu Thừa), tức là người căn khí nhỏ nhoi không nhận biết giá trị, hiển thị pháp môn Niệm Phật “thích hợp khắp ba căn, gồm thâu lợi căn và độn căn”.

 

  (Sớ) Đỗ thị tuyệt thính, nãi chí tích hành Bồ Tát, do vân bộc tai[2], minh cao chi tắc đạo đại cơ tiểu cố.

  (疏) 杜視絕聽 ,乃至積行菩薩 ,猶云曝顋 , 明高之

則道大機小故。

  (Sớ: “Lấp thấy, dứt nghe”: Thậm chí hàng Bồ Tát tu hành đã lâu vẫn còn mẻ đầu sứt trán, cho thấy đạo thì cao rộng mà căn cơ thì nhỏ nhoi vậy).

 

  Hai câu này nhằm nói rõ ý nghĩa ấy. “Tích hành”, “hành” là tu hành. Nói cách khác, vị Bồ Tát ấy là Bồ Tát tu hành trong nhiều kiếp, chẳng phải là Sơ Phát Tâm. Thế nhưng Ngài vẫn chẳng thể nghe pháp Nhất Thừa là pháp chân thật trong Phật pháp “duy hữu Nhất Thừa pháp, vô nhị diệc vô tam” (chỉ có pháp Nhất Thừa, không hai cũng không ba). Đạo lớn, mà căn tánh nhỏ,  căn tánh Tiểu Thừa mà!  “Tích hành Bồ Tát”

chính là Tạng Giáo Bồ Tát, họ cũng chẳng thấy, chẳng nghe!

  “Tăng kết”: “Kết” (結) là chướng ngại, mà cũng là phiền não. Chẳng những không thể trừ chướng, mà ngược lại còn tăng thêm. Đương nhiên cũng là do pháp chẳng khế hợp căn cơ, nên mới có những thứ chướng ngại sanh ra. Đức Phật quả thật hết sức từ bi, đức Phật có pháp nào để nói hay chăng? Trong kinh Đại Thừa đã nói không ít lần: “Phật vô hữu pháp khả thuyết” (Đức Phật chẳng có pháp nào để có thể nói). Kinh Kim Cang nói rất rõ ràng: “Phật vô hữu định pháp khả thuyết” (Phật không có pháp nhất định nào để nói). Chúng ta phải hiểu rõ điều này! Rốt cuộc đức Phật thuyết pháp nhằm lẽ gì? Ứng theo bệnh tình mà cho thuốc, Ngài không có một phương cách nhất định nào! Chúng sanh bị bệnh gì, Ngài bèn trao cho họ phương pháp đó, phương pháp đó nhằm trị lành chứng bệnh ấy. Quý vị lành bệnh rồi, thuốc cũng chẳng còn, pháp cũng chẳng còn, chúng ta phải hiểu rõ nguyên lý nguyên tắc này.

   Do vậy, chúng ta tu học Phật pháp phải chú ý, Phật pháp từ đầu đến cuối chỉ là phá chấp trước mà thôi! Phá chấp: Chấp trước là bệnh; phá chấp trước chính là thuốc. Chấp trước không còn, đương nhiên phương pháp phá chấp trước cũng chẳng dùng tới, cũng chẳng còn nữa! Nhưng hiện thời, nói thật ra, đối với chúng ta, đây là một thứ bệnh tình rất nghiêm trọng, phàm phu không có cách nào chẳng chấp trước. Chúng ta rất muốn không chấp trước, nhưng không có cách nào tách rời [chấp trước], nên gọi là phàm phu. Dạy phàm phu làm như thế nào? Khéo chọn cách cố chấp! Đây là phương tiện thiện xảo nhằm răn dạy kẻ sơ học. Nếu nâng lên một mức cao hơn thì thiện cũng đừng cố chấp, như vậy thì mới có thể đột phá. Phá gì vậy? Phá vô minh, chứng Pháp Thân. Kinh đã nêu lên những trường hợp như thế.

Nói cách khác, những thứ bệnh tình ấy, đối với chúng ta đang thuộc địa vị phàm phu thì bệnh gì cũng đều có cả! Làm như thế nào để trừ khử những bệnh ấy? Chuyện này đích xác chẳng phải là chuyện dễ, ắt cần phải đọc tụng kinh điển Đại Thừa, phải thân cận Như Lai, chẳng thể tách rời Như Lai. Mỗi ngày đọc kinh là nghe Phật thuyết pháp. Luôn luôn là một loại kinh, hằng ngày niệm cùng một thứ, còn có ý niệm nào nữa? Hằng ngày cùng một thứ là điều khẩn yếu, là điều quan trọng nhất. Bởi lẽ, Phật pháp khác với các sách vở thế gian, quý vị đọc sách vở thế gian một lượt, chẳng muốn đọc lần thứ hai. Vì sao? Đã hiểu hết ý nghĩa rồi. Đọc xong chẳng còn hứng thú nữa. Phật pháp chẳng giống như vậy. Phật pháp là tu hành, Phật pháp là Tam Học Giới - Định - Huệ cùng hoàn thành một lượt!

Nguồn: www.niemphat.net">www.niemphat.net">www.niemphat.net