/ 289
500

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 59


Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bảy mươi bảy, đây là nhân duyên thứ năm trong phần Biệt Nhân Duyên, giảng rõ vì sao Sơ Phát Tâm Bồ Tát phải thân cận Như Lai:


(Huyền Nghĩa) Ngũ, miễn tấn Sơ Tâm Bồ Tát thân cận Như Lai giả, Sơ Phát Tâm Bồ Tát đại tâm tuy kiến, thắng nhẫn vị thành, sở vị: Nhược vũ chỉ khả triền chi, anh nhi do ưng bàng mẫu, nhập Chánh Định Tụ, thân bỉ Thế Tôn, phương đắc Nhẫn chứng Vô Sanh, chung thành Phật quả.

(玄義)五、勉進初心菩薩親近如來者,初發心菩薩,大心雖建,勝忍未成,所謂弱羽止可纏枝,嬰兒猶應傍母,入正定聚,親彼世尊,方得忍證無生,終成佛果。

(Huyền Nghĩa: Năm là khuyên lơn, khích lệ hàng Sơ Tâm Bồ Tát thân cận Như Lai. Sơ Phát Tâm Bồ Tát tuy đã kiến lập đại tâm, nhưng Nhẫn thù thắng chưa thành, như thường nói: “Lông cánh yếu ớt chỉ có thể chuyền cành, trẻ thơ phải ở cạnh mẹ”. Nhập Chánh Định Tụ, thân cận đức Thế Tôn kia thì mới chứng được Vô Sanh Nhẫn, rốt cuộc thành tựu quả Phật).


Trước tiên chúng ta phải liễu giải: Sơ Tâm Bồ Tát là gì? Sơ Tâm là Sơ Phát Tâm. Sơ Phát Tâm Bồ Tát nhất định phải thân cận đức Phật thì mới có thể thành tựu. Cũng giống như chúng ta tu học, kẻ mới học nhất định phải nương tựa thầy, tách rời thầy sẽ rất khó thành tựu. Dẫu chính mình tu thành công, vẫn phải thân cận thầy để được thầy chỉ điểm, ấn chứng. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đã nói về chuyện này rất rõ ràng. Đấy là sư thừa.


(Diễn) Sơ Tâm Bồ Tát hữu tứ giáo bất đồng.

(演) 初心菩薩有四教不同。

(Diễn: Sơ Tâm Bồ Tát chia thành tứ giáo khác nhau).


Thoạt đầu, Ngẫu Ích đại sư học Thiên Thai; do vậy, trong trước tác, quá nửa là Ngài tuân theo cách phán giáo của tông Thiên Thai. Tông Thiên Thai phán định giáo pháp trong cả một đời đức Thế Tôn thành bốn giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên. Sơ Phát Tâm Bồ Tát có bốn giáo khác nhau.


(Diễn) Tạng Thông lưỡng giáo Bồ Tát, nãi chí Biệt Giáo Sơ Địa dĩ tiền, Viên Giáo Sơ Trụ dĩ tiền giai thị.

(演)藏通兩教菩薩,乃至別教初地以前,圓教初住以前皆是。

(Diễn: Hàng Bồ Tát trong Tạng Giáo và Thông Giáo, cho đến người chưa chứng đắc Sơ Địa trong Biệt Giáo và kẻ chưa chứng đắc Sơ Trụ trong Viên Giáo đều là [hàng Sơ Tâm Bồ Tát]).


Phạm vi của Sơ Tâm Bồ Tát khá rộng lớn. Tạng, Thông, Biệt, Viên là do căn tánh của chúng sanh khác nhau, phân chia tổng quát thành bốn loại lớn, tức là bốn loại căn tánh khác nhau. Tạng Giáo Bồ Tát và Thông Giáo Bồ Tát đều gọi là Sơ Tâm Bồ Tát. Trong Biệt Giáo, Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng gồm bốn mươi địa vị đều gọi là Sơ Tâm Bồ Tát. Đủ thấy chữ Sơ Tâm chẳng phải chỉ kẻ vừa mới phát tâm, vì đã đạt đến địa vị Thập Hồi Hướng trong Biệt Giáo mà vẫn gọi là Sơ Tâm Bồ Tát. Nói theo Viên Giáo, từ Sơ Tín đến Thập Tín đều là Sơ Tâm Bồ Tát. Do đây có thể biết: Trong các vị Sơ Tâm Bồ Tát, trình độ sâu hay cạn sai khác rất lớn. Giống như chúng ta nói đến Sơ Học, Tiểu Học là Sơ Học, từ lớp Một đến lớp Sáu đều gọi là Sơ Học, trọn chẳng phải chỉ có lớp Một của Tiểu Học mới gọi là Sơ Học. Đoạn văn này nhằm giảng rõ cho chúng ta biết ý nghĩa ấy. Do đây có thể biết: Hễ còn thuộc địa vị này, chắc chắn chẳng thể tách rời thầy. Đương nhiên vị thầy thù thắng nhất là Phật, chúng ta học Phật chẳng thể tách lìa Phật. Trong thế gian hiện thời, Phật chẳng trụ thế, làm cách nào đây? Ắt cần phải tìm một chỗ có Phật để thân cận Ngài, đó là đúng. Cũng vì ý nghĩa ấy mà đức Phật giảng giải bộ kinh này cho chúng ta. Tiếp theo đây là nói rõ lý do.


(Diễn) Hà dĩ cố? Quán Kinh Thượng Thượng phẩm phương chứng Sơ Địa.

(演) 何以故?觀經上上品方登初地。

(Diễn: Vì sao? Theo Quán Kinh, bậc Thượng Thượng phẩm [vãng sanh] mới chứng Sơ Địa).


Theo Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh đã dạy, địa vị Sơ Địa này rốt cuộc là địa vị như thế nào? Trong Tứ Giáo thì thuộc Sơ Địa của giáo nào? Ở đây nói rất rõ ràng: Là Sơ Địa trong Biệt Giáo.


(Diễn) Thử Sơ Địa giả, Viên Sơ Trụ dã.

(演) 此初地者,圓初住也。

(Diễn: Địa vị Sơ Địa này là địa vị Sơ Trụ trong Viên Giáo).


Sơ Địa trong Biệt Giáo bằng với Sơ Trụ trong Viên Giáo.


(Diễn) Tắc thử Sơ Tâm Bồ Tát, thị Biệt Viên Địa Trụ dĩ tiền giai thị tự khả tưởng kiến.

(演) 則此初心菩薩,是別圓地住以前皆是自可想見。

(Diễn: Chính là Sơ Tâm Bồ Tát [được nói đến] ở đây. Đối với các địa vị trước khi chứng được Sơ Địa trong Biệt Giáo hay Sơ Trụ trong Viên Giáo đều có thể tự suy nghĩ mà biết).

/ 289