514

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA

Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

Tập 18

 

  Xin đọc A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa, trang mười tám:

 

  (Sớ) Tắc vô minh sở phú, thất bổn lưu mạt, hỗn loạn chân thể, cố danh viết Trược. Như trừng nê sa, phục sử tịnh khiết, tư chi vị Thanh, tức chỉ chuyển Ngũ Trược nhi thành Thanh Thái dã.

  (Diễn) Vô minh sở phú, thất bổn lưu mạt giả, vô minh, tức căn bản vô  minh, tức bất  như thật  tri dã. Phú, vị phú  cái chân tánh, Bổn

tức chân tánh, Mạt vị tam tế, lục thô, ký thất bổn tự lưu mạt.

  (疏) 則無明所覆,失本流末,渾亂真體,故名曰濁。

如澄泥沙, 復使淨潔, 斯之謂清, 即指轉五濁而成清泰

也。

  (演) 無明所覆,失本流末者。無明,即根本無明,即

不如實知也。覆,謂覆蓋真性。本即真性,末謂三細六粗,既失本自流末。

  (Sớ: Liền bị vô minh che lấp, đánh mất gốc, chạy theo ngọn, hỗn loạn chân thể, nên gọi là Trược. Như lắng bùn, cát, khiến cho nó trong sạch trở lại, đó gọi là Thanh, tức là chuyển Ngũ Trược thành cõi Thanh Thái.

  Diễn: “Vô minh che lấp, đánh mất gốc, chạy theo ngọn”: Vô minh là căn bản vô minh, tức là chẳng biết đúng như thật. Phú là che lấp chân tánh. Bổn là chân tánh. Mạt là tam tế, lục thô. Đã mất gốc tự chạy theo ngọn).

 

  Kinh văn giảng rõ vì sao vô minh khởi lên trong chân tánh? Sau khi vô minh đã dấy lên, nó sẽ phát triển như thế nào? Đoạn văn này tuy không dài, những cũng nói rất rõ ràng. Trong buổi giảng trước, tôi đã đặc biệt nhắc quý vị, câu “Chân Như pháp nhất” hết sức trọng yếu. Nhà Thiền thường nói: “Thức đắc nhất, vạn sự tất” (biết một chuyện, muôn sự đều xong).

Chúng ta học Phật công phu không đắc lực là vì khuyết điểm này, tức là chúng ta chẳng biết: Trong Chân Như các pháp là một. Chẳng biết tu hành phải tương ứng với Nhất Chân, pháp giới vốn là Nhất Chân, nhưng cái Nhất ấy quả thật rất khó hiểu. Hễ trong tâm quý vị có Nhất thì sẽ chẳng Nhất. Trong Nhất không có gì cả, hễ có một quan niệm sẽ là sai. “Tâm thể ly niệm” là Nhất, hễ có niệm sẽ chẳng Nhất! Thế nhưng công phu này rất khó thực hiện, trong tâm chúng ta luôn khởi tâm động niệm. Dẫu một ý niệm gì cũng không có thì lại biến thành Vô Tưởng Định, lại sai mất rồi! Quả báo của Vô Tưởng Định là cõi trời Vô Tưởng trong Tứ Thiền Thiên. Hai bên Có và Không đều lìa thì mới là Nhất. Có “hữu niệm” không được, có “vô niệm” cũng không được. Hữu niệm và vô niệm đều phải bỏ, đấy mới là nhất tâm, đấy mới là tương ứng với “Chân Như pháp nhất”. Hiểu rõ đạo lý này thì mới hiểu cương lãnh trọng yếu trong tu học.

  “Bất giác tâm khởi nhi hữu kỳ niệm” (Tâm bất giác khởi lên ý niệm), cho thấy: Chúng ta khởi tâm động niệm thì là bất giác, cái bất giác ấy chính là căn bản vô minh. “Giác tâm bất khởi niệm” (Giác tâm chẳng khởi niệm), chúng ta phải phản tỉnh ở chỗ này. Bất luận trong cảnh giới nào, khởi tâm động niệm là nghiệp tướng, trước đó là căn bản vô minh. Vô minh bất giác sanh tam tế. Vô minh che lấp chân tánh của chúng ta, trong kinh này gọi chân tánh là nhất tâm, Lý nhất tâm. Vô minh che lấp nhất tâm của chúng ta, đấy là mê mất Bổn. Bổn là Lý nhất tâm, tức Chân Như bổn tánh, “thất” (失) là mê mất. Mê mất là bất giác, nên mới rớt vào “chi mạt” (枝末: cành nhánh). Chi mạt chính là ba tế tướng của A Lại Da, tức Nghiệp Tướng, Chuyển Tướng và Cảnh Giới Tướng.

  Trong đoạn này còn nói Tướng Phần và Kiến Phần có cùng nguồn. Nay chúng ta nói tinh thần và vật chất có cùng một nguồn cội, đều do Chân Như bổn tánh biến hiện. Chúng ta nghe những câu này xong ngơ ngác không hiểu! Nói những hiện tượng tinh thần bị mê hoặc, điên đảo là do Chân Như bổn tánh sau khi đã mê biến hiện ra, chúng ta còn tin tưởng mấy phần, đại khái là vẫn còn có thể xảy ra như vậy; chứ nói núi, sông, đại địa, sâm la vạn tượng cũng là do Kiến Phần của chúng ta biến hiện ra, chúng ta rất khó thể tin tưởng! Làm sao mà cái tâm này có thể biến hiện ra núi sông, đại địa ở bên ngoài? Những hiện tượng trước mắt là ba tế tướng của A Lại Da, A Lại Da rộng lớn không có ngằn hạn. Giác ngộ rồi, A Lại Da biến thành Đại Viên Kính Trí, toàn thể cảnh giới biến thành Nhất Chân pháp giới. Mê rồi thì sẽ là vô lượng vô biên pháp giới, chứ không phải chỉ có mười pháp giới! Sự thật này rất khó lòng thấu hiểu được, nhưng chúng ta nghĩ nó giống như lúc nằm mộng sẽ thấy chẳng khó hiểu nữa. Trong giấc mộng, quý vị thấy có chính mình, vậy thì cái “chính mình ở trong mộng ấy” là do đâu mà có? Chính mình có thân thể mà cũng có tinh thần, vậy thì tinh thần và sắc tướng từ đâu mà có? Núi, sông, đại địa trong giấc mộng do đâu mà có? Trong mộng cũng có hư không, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, thử hỏi những thứ ấy do đâu mà có? Há chẳng phải là tâm của chính mình biến hiện ra ư? Trong mộng có thể biến sắc thân, có thể biến núi, sông, đại địa, sau khi chúng ta mê mất chân tánh, lẽ nào tướng chẳng hiện ra? Công năng của chân tánh so với công năng của “độc đầu ý thức”[1] trong mộng phải lớn hơn rất nhiều, thù thắng hơn rất nhiều! Nó có thể biến. Do vậy, lấy những hình tượng được hiện trong mộng để tỷ dụ đạo lý này hòng suy tưởng thì đối với những đạo lý được nói trong kinh Phật sẽ có thể tin tưởng mấy phần.

Nguồn: www.niemphat.net">www.niemphat.net">www.niemphat.net