/ 48
532

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 48

Xin chào Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem “Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán”. Kinh văn tờ thứ tám, hàng thứ hai. Phía trước chúng ta học đến "nhiễm tịnh", hôm này chúng ta xem từ câu sau cùng: "Chân tục".

"Do thử trần tánh, bổn thể đồng như, tức thị chân dã, do thử trần tướng, duyên sanh huyễn hữu, tức thị tục giả".

Bạn xem đây là chân tục một đôi, chính ngay trong vi trần thì thấy được. Cảnh giới đã chứng được trong Hoa Nghiêm, cùng khoa học hiện đại phát hiện ra đạo lý toàn tức, trong áo mật của vũ trụ là hoàn toàn tương ưng. Đó chính là ở trong tất cả pháp đều có thể thấy được tin tức viên mãn của khắp pháp giới hư không giới, nó không phải là bộ phận, mà là viên mãn. Khoa học gia mới vừa phát hiện, vẫn chưa chân thật sâu rộng vô tận như "Hoa Nghiêm" đã nói ra như vậy. Trong báo cáo, chúng ta xem thấy họ dùng một tấm hình để biểu thị lý luận toàn tức. Hình chụp là một hình người, đem tấm hình này cắt thành nhiều miếng nhỏ, mỗi một miếng nhỏ dưới ánh đèn chiếu vào đều có thể xem thấy một hình người hoàn chỉnh. Bạn đem tấm hình cắt vụn thành mấy mươi miếng, một trăm miếng, mỗi một tấm vụn đều có thể thấy được hoàn chỉnh, mỗi miếng đều thấy được hoàn chỉnh. Đây cũng là một loại áo mật của vũ trụ, được khoa học gia gần đây phát hiện.

Ở chỗ này chúng ta nói chính là toàn tức, là tự tánh pháp nhĩ như thị, nó vỗn dĩ chính là như vậy. Cho nên trong vũ trụ đó lại có vi trần, trong vi trần lại có vũ trụ, trùng trùng vô tận. Đây là tánh đức, vốn dĩ chính là như vậy. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước buông xả, đến lúc nào bạn minh tâm kiến tánh thì cảnh giới này liền hiện tiền. Thế Tôn ở trong Hội "Hoa Nghiêm" giảng giải được tường tận đến như vậy, dụng ý rất sâu.

Thứ nhất, nói với chúng ta chút bí mật của vũ trụ, hiện tại có người gọi là yết bí. “Kinh Hoa Nghiêm” là yết bí. Quan trọng nhất là để người hậu học trên đạo Bồ Đề dùng Kinh luận này làm tiêu chuẩn ấn chứng. Chúng ta minh tâm kiến tánh có phải thật đã kiến tánh hay không? Nếu như thật đã thấy được, nhất định hoàn toàn tương ưng với trên “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói. Trên Kinh đã nói bạn hoàn toàn có thể chứng đắc được, vậy bạn không sai, bạn chính là Phật tri Phật kiến. Nếu như bạn thấy được có bộ phận giống nhau, có bộ phận không giống nhau thì đó là giả, không phải là thật. Điểm này chúng ta cần phải rõ ràng. Cho nên Phật Kinh có hai tác dụng, một là giúp chúng ta đoạn nghi sanh tín, một là làm chứng minh cho chúng ta sau khi khế nhập cảnh giới.

Trong một trần, cái gì là thật? "Trần tánh", tự tánh của một trần này. "Bản thể đồng như"; "như" chính là chân như, cho nên nó là thật. “Chân” là cái gì vậy? Chân tánh. Một trần này chính là chân tánh, nó không có tự thể, thể của nó là chân như. Chân như không có lớn nhỏ, không có trước sau, không có nhiễm tịnh, cũng không có chân vọng, đây gọi là chân tục. Cho nên bạn từ thể tánh của nó có thể thấy được chân, đó chính là “tự tánh thanh tịnh viên minh thể”. Nếu như từ trên tướng mà nói: "Do thử trần tướng duyên sanh huyễn hữu", đây gọi là tục, đây chính là tục đế. Tướng này do đâu mà có? Việc này các đồng tu chúng ta đều rất dễ dàng đáp ra được: do một niệm bất giác. Đây chính là duyên. Một niệm bất giác liền sanh ra huyễn có. Huyễn có là cảnh giới tướng, người hiện đại chúng ta nói hiện tượng vật chất.

Vật chất từ nơi đâu mà có? Vật chất đích thực là không có, vật chất là huyễn có, bao gồm tất cả hiện tượng vật chất, ngày nay chúng ta gọi là núi sông đất đai, thậm chí đến địa cầu này chúng ta; ngay trong thái không rất nhiều rất nhiều tinh cầu đang vận hành đều là duyên sanh huyễn có. Đây gọi là tục đế. Huyễn có chính là nó không phải thật có, chân thật không có. Tánh của nó là thật, tướng của nó là giả, cho nên trên “Kinh Bát Nhã” Phật thường nói: "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng", bạn đừng cho tướng này là thật. Ngày nay chúng ta nhận lấy rất nhiều tội, phải sanh tử luân hồi khổ không nói ra lời, hiện tại thế giới này nhiều tai nạn đến như vậy là từ do đâu mà có? Truy cứu nguyên nhân căn bản của nó, chính là chúng ta đem huyễn có làm thành chân thật. Sai chính ngay chỗ này. Cho là chân thật sanh ra nghiệp lực, liền tạo nghiệp. Tạo nghiệp gì vậy? Muốn khống chế nó, muốn nó là của mình. Vậy là sai rồi. Chẳng hề biết tâm này của chính mình là vọng tâm, chính là tâm tự tư tự lợi, tâm muốn khống chế, muốn chiếm hữu, là giả, cũng là duyên sanh huyễn có, đều không phải là thật. Do vì nghiệp bất thiện mới đem nhất chân pháp giới biến thành sáu cõi luân hồi, biến ra rất nhiều tai nạn, đạo lý chính ngay chỗ này. Những đạo lý này chân thật hiểu được tường tận, hiểu rõ ràng rồi, bạn liền có thể hóa giải tai nạn. Làm cách nào để hóa giải? Không chấp trước, buông bỏ ý niệm chấp trước chiếm hữu, tai nạn liền không còn. Cho nên tiêu tai miễn nạn không phải là một việc khó. Họa phước là một ý niệm sai lầm. Lý này rất sâu, sự tình rất phức tạp.

/ 48