/ 48
362

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 39

Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ sáu hàng thứ bảy, xem từ chỗ nhị giả. Kinh văn: "Nhị giả nhất trần xuất sanh vô tận biến, vị trần vô tự thể khởi tất y chân, chân như ký cụ hằng sa chúng đức, y chân khởi dụng diệc phục vạn sai".

Ở trong cái đoạn lớn này, hiển thị tất cả pháp có ba loại châu biến. Cái châu biến này là không có hạn lượng, từ trên không gian mà nói nó không có bờ mé, từ trên thời gian mà nói nó không có mở đầu kết thúc, bất cứ một pháp nào đều đầy đủ. Đây là cảnh giới không thể nghĩ bàn. Tại vì sao có cái hiện tượng này? Đều là nêu "nhất trần", nêu lên thí dụ này. Phía trước, điều thứ nhất "nhất trần châu biến pháp giới", ở chỗ này loại thứ hai là "nhất trần xuất sanh vô tận". Sanh chính là sanh khởi. Trong nhất trần này xuất sanh vô tận, ý nghĩa của lời nói này chúng ta phải biết nghe. Bạn thấy hiện tại vũ trụ này của chúng ta làm thế nào hình thành? Vi trần tụ hợp, trên Kinh Kim Cang nói rất hay. Khoa học gia hiện tại cũng dùng cái phương pháp này, đem vật chất phân tách, phân tách đến sau cùng thì biến thành hạt tử, hạt quắc, cái thế gian này bao gồm tất cả pháp từ trên vật lý mà nói, chính là những vật chất này tổ hợp mà thành, chúng ta nói phương trình tổ hợp không như nhau, cho nên có ngàn vạn sai khác, ngàn vạn sai khác khi nói đến gốc rễ của nó chính là một vi trần. Cái đạo lý này chúng ta phải bình lặng mà quán sát, khoa học gia chỉ thấy đến chỗ này, còn Phật nhãn thì không như vậy. Trên Kinh Bát Nhã nói, Phật có năm nhãn tròn sáng, vậy thì nhìn mọi vật hoàn toàn khác, ngài nhìn thấy được thấu triệt, ngài mới chân thật thấy được chân tướng. Bồ Tát tuy là có thể thấy được nhưng không thể nào thấy được tường tận như Phật, pháp nhãn của Bồ Tát đẳng giác còn kém một bậc so với Phật nhãn của Như Lai. Trên kinh là dùng thí dụ để nói, Bồ Tát đẳng giác cũng giống như cách lưới thấy trăng. Lưới là loại tơ rất mỏng, loại tơ lụa rất mỏng, gần như là trong suốt, vẫn là có cách một lớp. Đến cứu cánh quả địa mới không có chướng ngại. Hiện tại chúng ta biết được, loại chướng ngại đó của họ là tập khí vô thỉ vô minh, tuyệt nhiên không phải là có chướng ngại thật, thế nhưng chỉ cần có tập khí tồn tại, đương nhiên cũng sẽ khởi tác dụng, nhưng cái tác dụng này phàm phu chúng ta quyết định không thể thấy được, nó quá vi tế.

Trong một hạt vi trần có thế giới, trong mỗi hạt vi trần đều có thế giới, đều có vũ trụ, đây là ý nghĩa chân thật của xuất sanh vô tận. Thế nhưng cái thế giới này không phải là thật, thế giới làm sao mà biến hiện ra? việc này chúng ta nhất định phải nhớ lấy phía trước đã nói, vũ trụ từ nơi đâu mà có? Vũ trụ là từ tự tánh biến hiện ra. Tự tánh là từ nơi đâu mà có? Tự tánh không có lai khứ, tự tánh không có nhân quả, nó chính là như vậy, bất sanh bất diệt, cho nên nó là thật, chân thật chỉ có cái này gọi là nhất chân, bao gồm tất cả hiện tượng đều là từ nó biến hiện ra. Cho nên đại sư Hiền Thủ, thiên văn chương này trong Phật pháp được xem là luận, tông kinh luận, căn cứ vào đạo lý mà Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh đã nói, vì chúng ta nói ra khởi nguồn của vũ trụ nhân sanh, phía sau còn có hai đoạn, dạy chúng ta phải làm thế nào quay về tự tánh, việc này không thể nào ít. Nếu như bạn nói ra chúng ta không có cách gì chứng đắc thì vẫn là uổng phí, cho nên phía sau có "ngũ chỉ lục quán", đó là giúp chúng ta hoàn nguyên, vậy mới gọi là viên mãn.

Khởi nguồn chúng ta biết được là một tự tánh, vũ trụ là một tự tánh, không có cái tự tánh thứ hai. Tự tánh là thanh tịnh, không có ô nhiễm, tự tánh là không sanh không diệt, tự tánh vốn đầy đủ tất cả pháp. Tất cả pháp chân thật là vô lượng vô biên, vô số vô tận, đây là thật không phải là giả. Đạo lý gì vậy? Bởi vì tất cả pháp này là từ trong ý niệm mà biến hiện ra. Chúng ta không nói nhiều, chỉ nói cái địa cầu này, địa cầu hiện tại, nhà khoa học nói với chúng ta, họ thống kê hiện tại đại khái có khoảng 67 ức người, có 67 ức nhân khẩu. Mỗi một người từ sớm đến tối có bao nhiêu cái ý niệm? Nhiều người đến như vậy, ý niệm đều không giống nhau. Phật nói ý niệm cho chúng ta, giảng nói rất tỉ mỉ, một khảy móng tay có 32 ức trăm ngàn niệm, mỗi niệm hình thành, hình giai hữu thức, cho nên họ nghĩ không đồng, tướng thì không như nhau, tác dụng thì không giống nhau. Chúng ta đọc đến đoạn kinh văn này nghĩ không thông, luôn có một đạo lý, Phật nói những việc này luôn là có một lý, cái sự này mới có thể nói được thông. Lý là lý của sự, sự là sự của lý, nó luôn là có căn cứ lý luận. Căn cứ ý luận không sai, phía trước đã nói qua, tự tánh vốn sẵn đầy đủ, không có thứ nào kém khuyết. Chúng ta vẫn không thể nào thể hội, cho nên tôi liền nghĩ lại, chúng ta lúc nhỏ chơi ống vạn hoa, cùng với câu này Phật nói trên kinh rất giống. Trên bàn tôi, mấy đồng tu để cho tôi một ống vạn hoa, cái ống vạn hoa này chuyển động, bạn thấy bên trong có ba miếng kính mỏng, một số giấy vụn màu sắc khác nhau để trong đó, bạn cứ chuyển, bạn từ nơi lổ trên đầu ống mà nhìn thấy đồ hình của nó, bạn chuyển động một ngày, bạn không thể tìm ra có hai đồ hình hoàn toàn giống nhau. "Nhất trần xuất sanh vô tận biến" chính là cái đạo lý như vậy, trong ống vạn hoa vô lượng biên những đồ hình, nó vốn tự đầy đủ, đạo lý chính là như vậy. Vậy chúng ta muốn biến như thế nào? Người biến không như nhau, chư Phật Bồ Tát chỉ khởi tâm động niệm, không có vọng tưởng phân biệt chấp trước, họ hiện ra là cảnh giới gì? Gọi là Pháp Giới Nhất Chân, báo độ của chư Phật Như Lai, chúng ta gọi là Tịnh Độ, thật thanh tịnh, bạn thấy tâm không có ô nhiễm, Tam Bảo. Tam Bảo hiện tiền thì giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, là thế giới như vậy, thế giới của Giác-Chánh-Tịnh. Đây là cái gì? Chỉ có khởi tâm động niệm, các thứ khác thảy đều không có. Khởi tâm động niệm, chúng ta thấy ra ở cái đoạn phía trước chính là khởi nhị dụng, cái tác dụng thứ nhất vũ trụ xuất hiện, cái tác dụng thứ hai là ta xuất hiện, chính là ta từ đâu đến, ta xuất hiện rồi, ta cùng vũ trụ là đồng thời sanh khởi, nhân quả cũng là đồng thời sanh khởi ra. Bạn thấy khởi tâm động niệm là nhân, thế giới cùng ta xuất hiện đây là quả, nhân quả. Tại vì sao có khởi tâm động niệm? Việc này thì không có nhân, khởi tâm động niệm không có nhân, cho nên Phật chỉ nói một việc, hoặc là nói mê, hoặc là nói bất giác, một niệm bất giác, một niệm mê không có nguyên nhân, cho nên gọi vọng niệm, nếu như có nguyên nhân thì đó chính là thật, đó không phải là giả, cho nên trong Phật pháp dùng cái chữ này rất hay: vọng tưởng, vọng niệm. Bản thân vọng niệm không có tiền nhân, thế nhưng nó có thể làm tiền nhân của quả báo phía sau. Nếu như cái niệm bất giác này không còn, ngay đến tập khí cũng không có, vậy thì bạn liền quay về tự tánh.

/ 48