/ 48
488

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 38

Xin chào các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi! Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ sáu, hàng thứ hai. Kinh văn: "Tam, thị tam biến giả, vị y tiền nhị dụng, nhất nhất dụng trung, phổ châu pháp giới, cố vân biến dã".

Đây là đoạn lớn thứ ba của thiên văn chương này. Đoạn thứ nhất nói với chúng ta bản thể, bản thể của vũ trụ vạn hữu, đoạn thứ hai là nói nương bản thể mà khởi lên hai loại tác dụng. Phía trước chúng ta đã học qua, tác dụng thứ nhất chính là vũ trụ xuất hiện, tác dụng thứ hai thì ta xuất hiện, tông môn thường nói "mặt mũi trước khi cha mẹ chưa sanh ra", ta xuất hiện. Tiếp theo nói cho chúng ta nghe "tam biến", thị. "Thị" chính là hiển thị, nó vốn dĩ chính là như vậy, thế nhưng phàm phu chúng ta mê hoặc không hề quán sát được chính ngay trước mắt, Phật không hề nói với chúng ta vẫn là như vậy, vì chúng ta nói ra thì vẫn là như vậy. Việc này các vị nhất định phải hiểu được, hiểu được chính là giác ngộ, không hiểu được thì gọi là mê hoặc, nhà Phật cũng gọi là vô minh. Ngày nay chúng ta rất hiếm được, nhờ vào từ bi của Phật Đà, đem chân tướng của vũ trụ nhân sanh vì chúng ta nói ra. Tuy vì chúng ta nói ra, chúng ta biết rồi, loại biết này gọi là giải ngộ, chúng ta tường tận rồi, thế nhưng chúng ta không có được thọ dụng, vì sao vậy? Không phải chính mình thân chứng thì không có được thọ dụng. Phật thân chứng rồi, các pháp thân Bồ Tát cũng thân chứng, họ có được thọ dụng, đến lúc nào chúng ta cũng có thể thân chứng thì cái thọ dụng này chúng ta liền đạt được. Nói thân chứng, Phật ở trên lý nói được rõ ràng, nói được tường tận, chỉ cần bạn buông xả thì bạn liền chứng được.

Tôi nhớ lại lúc tôi 26 tuổi, lần đầu tiên đi gặp đại sư Chương Gia, lúc đó vừa mới tiếp xúc Phật pháp cũng không quá hai tháng, có duyên, có một người bạn giới thiệu tôi đi gặp đại sư Chương Gia. Câu đầu tiên tôi thỉnh giáo với đại sư ngài, tôi nói tiên sinh Phương Đông Mỹ giới thiệu Phật pháp cho tôi, tôi biết được nó thù thắng, biết được nó là đỉnh cao nhất của triết học thế giới, có phương pháp gì có thể làm cho chúng ta rất nhanh khế nhập vào được hay không? Tôi đưa ra câu hỏi như vậy, đại sư Chương Gia không lập tức trả lời tôi mà nhìn vào tôi, tôi cũng nhìn ngài, đợi đại sư ngài khai thị. Cứ như vậy mà nhìn hết nửa giờ đồng hồ, trong nửa giờ đồng hồ hoàn toàn bình lặng lại. Đến hai mươi mấy năm sau tôi mới hiểu ra phương pháp giáo học của đại sư Chương Gia, chúng ta trẻ tuổi bồng bột, nói hơi khó nghe một chút là tâm khí bao chao, hỏi vấn đề lớn đến như vậy làm sao có thể tiếp nhận? Sau mười mấy hai mươi năm chúng ta mới biết được, thế xuất thế gian pháp bạn muốn chân thật đạt được thì bạn phải tâm bình khí hòa, bạn mới có thể học được, tâm khí bao chao không học được thứ gì, cho dù lão sư giảng cho bạn nghe được rất rõ ràng cũng chỉ là gió thoảng qua tai. Nghe rồi có chút ấn tượng nhưng không có thọ dụng, cho nên lão sư làm cho tôi định lại, tâm tình ổn định lại nói với tôi "nhìn được thấu, buông được xuống". Cho nên ngày nay chúng ta đọc Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, đây là nhìn thấu, sau khi nhìn thấu rồi thì buông xả, bạn liền vào cảnh giới, liền khế nhập. Buông xả cái gì? Đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đem ba loại phiền não lớn này thảy đều buông xả, đó gọi là gì? Gọi là thành Phật. Năm xưa Thích Ca Mâu Ni Phật ở dưới cội Bồ Đề buông xả rồi, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Một ngàn bốn trăm năm trước vào triều nhà Đường Trung Quốc, đại sư Huệ Năng buông xả, ngài ở trong thất phương trượng của ngũ tổ Hoằng Nhẫn, nửa đêm canh ba nghe lão hòa thượng giảng kinh Kim Cang, giảng đến "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" thì ngài buông xả, vừa buông xả thì chứng đắc. Bạn thấy, không khó! Phàm phu thành Phật cần bao nhiêu thời gian? Một niệm, vọng niệm của bạn chuyển thành chánh niệm thì liền thành Phật. Tại vì sao chúng ta tu hành khổ đến như vậy? Không buông xả được! Tại vì sao không thể buông xả? Trên kinh Phật thường nói "nghiệp chướng quá sâu nặng", phiền não tập khí quá sâu, đã nuôi thành thói quen, ngạn ngữ gọi là "thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán thành tự nhiên". Chúng ta không phải là thiếu thành, đời đời kiếp kiếp trôi lăn trong sáu cõi, từng đời từng đời ô nhiễm, ô nhiễm đến quá nghiêm trọng, biết được chính là buông xả, thế nhưng chính là không thể buông xả.

/ 48