327

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 29

Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ năm, xem ở hàng sau cùng: “Thí giới nhẫn tấn cập thiền định, trí tuệ phương tiện thần thông đẳng”.

Mười Ba La Mật, ba chữ sau cùng này, phía sau “phương tiện” dùng “thần thông đẳng” thì chúng ta liền biết được nguyện-lực-trí đều là thuộc về thần thông. Ý nghĩa của danh từ này phải rất tường tận, cái chữ “Thần” này nếu dùng chữ truyện để viết, bạn liền sẽ thấy được rất rõ ràng, ý nghĩa liền rất rõ ràng. Chữ truyện bên trái là chữ “thị”, bên phải là chữ “thân” hợp lại, nếu dùng cách viết chữ truyện là hai ngang hai dọc, nét ngang trên ngắn một chút, nét ngang dưới dài một chút, đây là chữ thượng của thời xưa, chữ thượng của thời xưa là viết như vậy. Chữ hạ là nét bên trên dài, nét bên dưới ngắn, đó chính là hạ. Đây là chữ xưa, cho nên nó là chữ thượng. Bên dưới chữ thượng có ba nét rũ xuống, đây biểu thị thùy tượng, người Trung Quốc chúng ta gọi là thượng thiên thùy tượng, dùng lời hiện tại mà nói chính là hiện tượng của đại tự nhiên, chính là cái ý này. Thị chính là hiện tượng của đại tự nhiên, còn Thân dùng chữ truyện để viết thì bạn liền rất rõ ràng cảm giác được, nó là thông đạt. Khi viết chữ truyện cũng như ba cửa khẩu, ngay giữa có một đường thông xuống, ba cái cửa khẩu thảy đều đột phá, cái ý này thì bạn liền biết, thông đạt hiện tượng của đại tự nhiên thì con người này gọi là thần. Phía sau một chữ “thông” thì càng rõ ràng hơn, chính là vạn pháp vũ trụ, quá khứ, hiện tại, vị lai, họ đều có thể thông đạt, không có chướng ngại thì gọi là thần thông. Cho nên thần không phải là thần tiên thông thường mà chúng ta nói, việc này nhất định phải hiểu cho rõ ràng, thần là thông đạt chân tướng của vũ trụ nhân sinh, chính là nhà Phật chúng ta nói, nhà Phật gọi là thật tướng các pháp. Người có thể thông đạt chính là Phật Bồ-tát. Cho nên phương tiện - nguyện - lực - trí đều là khởi dụng của trí tuệ, cùng trí tuệ Bát Nhã phía trước. Bát Nhã là căn bản trí, bốn chữ phía sau chính là phương tiện trí, đều là thuộc về phương tiện Ba La Mật, hoặc giả là hậu đắc trí, nương căn bản khởi tác dụng, thực tiễn ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, đối nhân xử thế tiếp vật, tự độ độ người hoàn toàn thực tiễn, đó chính là bốn loại. Bốn loại này chính là Bát Nhã Ba La Mật, vậy ở trong lục độ chỉ nói đến Bát Nhã, Bát Nhã liền bao gồm bốn loại này, không nói ngoài ra, thảy đều ở trong Bát Nhã. Cho nên mười Ba La Mật, bốn điều phía sau chính là từ Bát Nhã mà triển khai, khi nó khởi tác dụng có phương tiện, có nguyện, có lực, có trí. Phía trước chúng ta học đến phương tiện, phương tiện cũng gọi là phương tiện khéo léo, đại dụng vô phương. Hôm nay chúng ta xem chữ “nguyện”.

Tại vì sao có thể có phương tiện? Nguyện lực này không thể nghĩ bàn, nguyện lực đang thúc đẩy, cho nên phương tiện thì vô lượng vô biên. Chúng ta xem giải thích đơn giản phía dưới: tám, nguyện độ tu đại nguyện trên cầu Bồ-đề dưới hóa độ chúng sanh. Nguyện trong pháp đại thừa cũng có ba loại. Thứ nhất chính là “cầu Bồ-đề nguyện”, chỗ này viết được rất rõ ràng, tu trên cầu Bồ-đề. Thứ hai là “lợi lạc tha nguyện”. Lợi lạc tha nguyện ở trong đó có hạ hóa chúng sanh, ở trong đó vẫn bao hàm ngoại hóa hữu tình. Thứ ba là “ngoại hóa nguyện”, trong đây cũng bao hàm đại nguyện tự lợi lợi tha. Từ trong nguyện Ba La Mật mà nói, quan trọng nhất chính là nguyện thứ nhất.

Nguyện thứ nhất, “cầu Bồ-đề nguyện”.

Nguyện thứ nhất thực tế mà nói chính là tâm Bồ-đề, chúng ta học Phật quyết định không thể xem thường. Vì sao bạn học Phật? Vì sao cầu Bồ-đề? Bồ-đề là gì? Đây là tiếng Phạn, dịch thành ý Trung Quốc chính là giác ngộ. Tại vì sao giác ngộ quan trọng đến như vậy? Giác ngộ là Phật, bất giác là phàm phu, học Phật chính là học giác ngộ. Giác ngộ cái gì? Đối với nhân sanh, vạn pháp, vũ trụ. Cái nhân sanh này là nói chính mình, trong tông môn thường nói “mặt mũi trước khi cha mẹ sanh ra”, đây không phải là nói người khác, nói chính mình. Chính mình là chánh báo, ngoài chính mình ra đều gọi là y báo. Chúng ta ở trong nhà cha mẹ, người trong nhà có vợ chồng con cái, bạn bè thân thích, đó là hoàn cảnh nhân sự trong y báo của bạn. Phòng ốc mà bạn cư ngụ, đất đai mà bạn trồng tỉa, cây cối hoa cỏ, núi sông đất đai, đây là một loại vật chất trong y báo của bạn, thậm chí cả thảy vũ trụ, đều là thuộc về y báo. Trong Phật pháp gọi hữu tình cùng vô tình, hữu tình là bao gồm động vật, bao gồm cả người, đây là hữu tình, một loại là vô tình, toàn thuộc về y báo. Trên kinh đại thừa Phật nói rất nhiều là “y báo tùy theo chánh báo chuyển”. Chánh báo nếu như giác ngộ rồi, y báo cũng theo đó mà chuyển, cũng đều giác ngộ, chỗ này rất không thể nghĩ bàn, chỉ có trên kinh Hoa Nghiêm có cách nói như vậy. Trên kinh Hoa Nghiêm nói “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”, tình là chúng sanh hữu tình trong y báo của chúng ta, vô tình chính là thực vật khoáng vật trong y báo của chúng ta, núi sông đất đai, cả thảy vũ trụ đồng thời viên mãn tất cả chủng trí. Tất cả chủng trí là cảnh giới trên Như Lai quả địa chứng được, đây chính là thông thường chúng ta nói, bạn tu hành chứng quả thành Phật, bạn thành Phật rồi.