TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 26
Các vị pháp sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!
Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hoàn Nguyên Quán, kinh văn tờ thứ năm, xem ở hàng sau cùng: “Thí giới nhẫn tấn cập thiền định, trí tuệ phương tiện thần thông đẳng”. Hai câu này là nói kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Văn Thù hướng dẫn chúng Bồ-tát tu hành mười Ba La Mật. Chúng ta đã học đến tinh tấn, ngày hôm nay chúng ta học thiền định, Bát nhã.
Thiền định.
Trong kinh đại thừa, liên quan đến góc độ này Phật nói rất nhiều, có thể xem thấy nhiều nơi ở trong kinh luận, vậy chúng ta theo cách nói thông thường phổ thông nhất, đơn giản giới thiệu với mọi người. “Phạn ngữ thiền na, Hoa ngôn tĩnh lự”, chúng ta dịch thành ra nghĩa Trung văn chính là Tĩnh lự, Thiền na là tĩnh, nó có ý nghĩa tĩnh lự ngay trong đó. “Chuyên tâm hấp niệm thủ nhất bất tán chi vị dã”, thực tế mà nói, chúng ta thông thường đem nó dịch thành Thiền định. Thiền tiếng phạn là thiền na, định là chữ Trung văn, ý nghĩa của chữ định này rất gần với Trung văn, thế nhưng tuyệt nhiên không hoàn toàn như nhau, bởi vì Trung văn trong chữ định không thấy được có lự. Lự, thực tế mà nói chính là quán, giác quán, họ rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo, cho nên cái định này của họ là linh động hoạt bát, không phải khô cứng. Nếu như trong định không có quán, cái định này tu thành gọi là Vô tưởng định, công phu cũng tương đối khả quan. Loại định này sau khi tu thành, họ tương lai vãng sanh là “Vô tưởng thiên” trong trời Tứ Thiền. Vô tưởng định là nhân, vô tưởng thiên là quả báo của họ, vì sao vậy? Tuy là có định nhưng họ chưa có tuệ, hay nói cách khác, không có huệ thì không thể phá vô minh, phiền phức chính ngay chỗ này. Cho nên Phật pháp dạy bảo chúng ta giới-định-huệ tam học rất là quan trọng, không chỉ là Thích Ca Mâu Ni Phật dạy chúng ta, mười phương ba đời tất cả chư Phật giáo hoá chúng sanh đều là nhân giới được định, do định khai huệ mà thành tựu. Cái thành tựu này chính là thành tựu Vô Thương Bồ-đề. Ở Trung Quốc chúng ta thường hay nghe đến đại triệt đại ngộ, “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, đó chính là công lực của huệ.
Huệ từ đâu mà có? Huệ từ định mà có. Do đây có thể biết, cái huệ này không phải có được từ ngay trong kinh giáo, không phải học được từ bên ngoài. Các vị nhất định phải nên biết, học được từ bên ngoài gọi là tri thức không phải là trí tuệ. Vậy thì tu học Phật pháp, không thể thể hội chân thật nghĩa của Phật, y theo văn tự mà tu học, giới cũng có thể giữ được tốt, cũng có thể được định, thế nhưng huệ không thể khai, vậy thì phải làm sao? Vậy thì cái học đó gọi là Phật học. Chỗ này các vị nhất định phải rõ ràng, Phật học không thể giải quyết được vấn đề, Phật huệ thì có thể giải quyết được vấn đề. Phật huệ từ đâu mà có? Xin nói với các vị, Phật huệ là chính mình vốn có. Thế Tôn ở trong phẩm Xuất Hiện, Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta, tất cả chúng sanh đều có “trí tuệ đức tướng Như Lai”. Tất cả chúng sanh phạm vi này rất lớn, bên trên từ Phật Bồ-tát của mười pháp giới, phía dưới đến ba đường chúng sanh địa ngục, thảy đều bao gồm hết, không chỉ bao gồm những chúng sanh hữu tình này, như trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí”, vậy thì nó bao gồm hết thảy chúng sanh. Nói chúng sanh này là chúng sanh nghĩa rộng, chúng sanh nghĩa rộng là bổn ý của kinh này, ý nghĩa là chúng duyên hoà hợp mà sanh khởi ra hiện tượng thì gọi là chúng sanh. Động vật là chúng duyên hoà hợp mà sanh ra; bốn đại năm uẩn, thực vật cũng là chúng duyên hoà hợp mà sanh ra; khoáng vật cho đến hiện tượng tự nhiên, không có thứ nào không phải là chúng duyên hoà hợp mà sanh khởi ra hiện tượng, cho nên hai chữ chúng sanh này phạm vi bao gồm của nó quá lớn, không có thứ nào mà không bao gồm trong đó. Cho nên ý nghĩa của hai chữ chúng sanh này chúng ta phải hiểu rõ, tuyệt nhiên không riêng chỉ nhân loại, hoặc là chuyên chỉ loài súc sanh, chúng sanh hữu tình trong sáu cõi, phạm vi đó còn lớn hơn, không chỉ là những thứ này. Mỗi mỗi đều có trí tuệ đức tướng Như Lai. Hiện tại chúng ta dần dần hiểu rõ, bạn thấy chúng sanh hữu tình nói họ có trí tuệ đức tướng Như Lai. Như Lai là tự tánh, tự tánh vốn đủ trí tuệ đức tướng, nếu chúng ta muốn hỏi, những thực vật này những khoáng vật này cũng có hay sao? Thật có!