/ 48
364

TU HOA NGHIÊM ÁO CHỈ VỌNG TẬN HOÀN NGUYÊN QUÁN

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

Tập 12

Chào các vị pháp sư, các vị đồng tu! Xin mời ngồi!

Mời xem Tu Hoa Nghiêm Áo Chỉ Vọng Tận Hòan Nguyên Quán, tờ thứ tư, hàng thứ nhất, chúng ta đọc từ câu thứ hai: “Phiền não phú chi tắc ẩn, trí tuệ liễu chi tắc hiển, phi sanh nhân chi sở sanh, duy liễu nhân chi sở liễu”.

Phía trước chúng ta đã học đến chỗ này. Ngay chỗ này then chốt nhất chính là tự tánh ẩn hiện. Cái hiện tượng này, ẩn và hiện đều không có nhân, không như tất cả vạn vật. Tất cả vạn vật đích thực  ra gọi là nhân duyên sanh pháp, đó là Phật nói. Chỉ có tự tánh không phải nhân duyên sanh pháp, vì sao vậy? Nó không có sanh, nó cũng không có diệt, ở giữa vũ trụ này khi nói đến không sanh không diệt thì chính là tự tánh. Tự tánh từ do đâu mà có? Không có chỗ đến. Tự tánh vì sao có thể phát sanh? Không có nguyên nhân, chỉ có sự việc này, cho nên chỗ này nói rất hay, nó “phi sanh nhân chi sở sanh”, thế nhưng nếu như bạn trí tuệ thì bạn đích thực có thể chứng được. Cái chứng được này không phải nói bạn có được cái gì, bạn chân thật biết được tồn tại của nó, chân thật biết nó là nhân thứ nhất của vũ trụ. Vũ trụ, sinh mạng, ta đều là từ nó biến hiện ra. Phật nói được rất hay, tất cả vạn vật, mười pháp giới y chánh trang nghiêm là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm không có sanh nhân, thức có, thức là nhân duyên sở sanh pháp, tánh không có. Việc này phải nên biết, chỗ này cũng rất khó hiểu. Nó là thật, nó không phải là giả.

Khi nói đến sanh nhân, phía trước chúng ta đã nhắc đến tam nhân ở trong Thành Thật Luận. Ba cái nhân này cũng chính là nói tất cả vạn pháp, tất cả vạn pháp đều không rời khỏi được ba cái nhân này. Cái thứ nhất là “sanh nhân”, cái thứ hai là “tập nhân”, cái thứ ba là “y nhân”. Những khái niệm này sự thật đều đang bao quanh ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Bạn đều có thể thông đạt tường tận, thì bạn là một người sáng suốt; nếu như không thể thông đạt tường tận, vậy thì bạn chính là người hồ đồ. Người hồ đồ Phật pháp gọi là phàm phu, người minh bạch thì gọi là Bồ-tát. Bồ-tát cùng phàm phu không hề khác biệt, chỉ là có sáng suốt hay không đối với tất cả vạn vật mà thôi.

Cái thứ nhất, “sanh nhân”.

Sanh nhân chúng ta đã nói qua, chỉ có tự tánh không có sanh nhân, ngoài tự tánh ra thảy đều có sanh nhân. Vũ trụ từ do đâu mà đến? Có sanh nhân. Ta từ đâu mà đến? Có sanh nhân. Đến bằng cách nào? Chúng ta ở trên hội Hoa Nghiêm đã nói qua rất nhiều, không chỉ một lần, mỗi giờ mỗi phút đều nhắc đến. Vì sao phải nhắc đến nhiều đến như vậy? Bởi vì chúng ta chưa thể nhận biết, không phải nói nghe một lần thì liền thông hiểu, lời nói này nghe một vạn lần bạn cũng chưa thể tường tận, vẫn chưa chắc thông suốt. Chưa thông suốt thì không có được thọ dụng, chân thật thông suốt thì liền được thọ dụng. Cái thọ dụng này là gì? Thọ dụng là đại tự tại. Trong Đại thừa giáo nói ba đức, nếu như thật đã thông suốt Bạn liền được giải thoát đức. Giải thoát là đại tự tại. Chúng ta không được đại tự tại, vẫn có phiền não, vẫn còn tập khí, hay nói cách khác, chúng ta chưa thật thông hiểu, chỉ là nghe nói mà thôi. Cho nên cổ thánh tiên hiền dạy bảo chúng ta, học tập phải không ngừng lập lại, ôn cũ biết mới. Việc này rất có đạo lý. Thật rõ ràng ba đức đều hiện tiền, pháp thân đức hiện tiền. Cái gì gọi là pháp thân đức? Cả thảy vũ trụ là một thể, đó là pháp thân đức, bạn sẽ không còn phân nhân ngã, không có khái niệm này, bạn chân thật biết được cả thảy vũ trụ là chính mình, dường như chúng ta tường tận, cái thân thể này của chúng ta là chính mình, thì bạn sẽ không còn đi phân chia nữa. Đây là đầu, đây là mắt, đây là lỗ tai, đây là lỗ mũi, đây là cánh tay, đây là ngón tay, bạn sẽ không phân chia nữa, vì sao vậy? Là một thể! Cho nên bạn chân thật chứng được pháp thân. Pháp chính là thân, pháp tánh là chân tâm, pháp tướng là chân thân. Pháp tướng ở phương diện lớn mà nói là biến pháp giới hư không giới, rút nhỏ phạm vi để nói,  thế giới Ta Bà chúng ta mười pháp giới y chánh trang nghiêm là chính mình. Lớn thì chúng ta xem thấy trên kinh Hoa Nghiêm, thế giới Hoa Tạng gọi là thế giới Hải, Phật nói ở trong đại vũ trụ, như Hoa Tạng thế giới Hải, vô lượng vô biên không có cùng tận, có sanh nhân hay không? Có! Sanh nhân là cái gì?

Đoạn thứ ba trong thiên văn chương này của chúng ta là nói ba loại châu biến: châu biến pháp giới, xuất sanh vô tận, hàm dung không hữu. Đó là tánh đức, cho nên sanh nhân của nó là tánh đức. Sanh nhân của tự tánh thì sao? Tự tánh thì không có sanh nhân, cho nên chỉ có mình nó là không có sanh nhân, cái thứ hai thì liền có sanh nhân, vũ trụ xuất hiện, chính là đại sư Huệ Năng đã nói năm câu, câu sau cùng là “năng sanh vạn pháp”. Năng sanh vạn pháp thì có sanh nhân. Phía trước nói không có sanh nhân, phía trước thí dụ Ngài nói “nào ngờ tự tánh vốn sẵn thanh tịnh”, cái thanh tịnh này không có sanh nhân, “vốn không sanh diệt” không có sanh nhân, “vốn tự đầy đủ”, “vốn không dao động” đều không có sanh nhân, nó vốn dĩ chính là như vậy mà, cho nên không thể nghĩ bàn. Câu nói này của Phật nói được rất hay! Bạn không cách gì mà tưởng tượng, nó đã không phải là vật chất, cũng không phải tinh thần. Không phải vật chất nên mắt tay mũi lưỡi thân của chúng ta không tiếp xúc được, không phải tinh thần nên ý thức của chúng ta không nghĩ đến được. Đó mới là thật. Trong thiên văn chương này khó hiểu nhất chính là đoạn thứ nhất, bởi vì đoạn thứ nhất chính là nó không có sanh nhân, đoạn thứ hai về sau đều có sanh nhân, vậy thì rất dễ hiểu.

/ 48