/ 600
456

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Tập 555

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 23.08.2011

Địa điểm: Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội_HongKong

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, chúng ta bắt đầu xem từ trang 723, hàng cuối cùng. Như Lai Bất Tư Nghị Cảnh Giới Kinh, bắt đầu xem từ đây.

“Nói: tất cả chư Phật trong ba đời, đều không có sở hữu, chỉ nương vào tự tâm. Bồ Tát nếu có thể hiểu Chư Phật và tất cả pháp, đều do tâm lượng, được thùy thuận nhẫn”.

Chúng ta xem câu này, ý câu này rất thâm sâu, đức Thế Tôn tùy thuận chân đế mà nói. Đây là cảnh giới Chư Phật, không phải cảnh giới phàm phu. Đầu tiên nói với chúng ta về ba đời, tất cả chư Phật trong ba đời mười phương đều không sở hữu, hoàn toàn phủ định. Đây là điều khiến người khác giật mình, học Phật suốt mấy mươi năm, Phật không có, trong các Tôn giáo khác không có cách nói này. Nhưng đây là thật, không phải giả.

Phật từ đâu mà có? Do tâm hiện thức biến, đạo lý này phải hiểu. Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Tâm là tâm của chính mình, thức là thức của mình. Tâm của mình và tâm của tất cả chúng sanh là một, chân tâm không có hai, toàn thể vũ trụ là do chân tâm biến hiện ra. Hiểu được chân tướng sự thật sẽ biết, biến pháp giới hư không giới với chính mình có mối liên hệ gì? Nhất thể, một cái tâm, cùng một tâm tánh biến hiện ra.

Thập pháp giới mê mất chân tâm, đều dùng vọng tâm, vọng tâm là A lại da, A lại da mọi người đều có. Chân tâm lớn bao nhiêu, A lại da cũng lớn chừng đó, nhưng nó mê! Không giống là gì? Bất đồng chính là Mạt na thức, Mạt na thức chấp trước cái ta. Mạt na thức có tôi, có bạn, có anh ta, không giống nhau. Nên trong kinh Đức Phật thường dùng chân tâm ví như biển lớn, trong biển lớn thanh tịnh, không có ô nhiễm, không có sóng, lúc này gọi là chân tâm. Bị nhiễm ô, dậy sóng, bọt nước gọi là vọng tâm. Chân vọng là nhất thể. Trong vọng tâm nổi bọt nước, Phật dùng điều này làm ví dụ, bọt nước này chính là cá thể của cá nhân mỗi người. Chấp trước kiên cố bọt nước này là chính mình, không biết biển lớn là chính mình, không biết tất cả bọt nước trong biển lớn vẫn là chính mình, không biết. Chúng sanh trong mười pháp chính là cảnh giới này. Nếu bọt nước bị bể, mới biết cả biển nước mênh mông này nà chính mình. Bọt nước bị bể là gì? Đã buông bỏ ngã chấp và pháp chấp, buông bỏ hai thứ này là thành Phật. Cách nhìn nhận, suy nghĩ đối với tất cả pháp không có gì khác với Chư Phật Như Lai. Chúng ta biết cả biển lớn này là chính mình, tất cả bọt nước trong biển lớn cũng là chính mình, là mình trong trạng thái mê xuất hiện hiện tượng này. Bọt nước không chướng ngại biển lớn, biển lớn cũng không chướng ngại bọt nước.

Chân tâm tuy là không tịch không có gì cả, không chướng ngại sự sinh diệt của tất cả pháp, không trở ngại. Sự sanh diệt của tất cả pháp, cũng không làm chướng ngại tâm thanh tịnh. Nên đích thực là sự lý vô ngại, sự sự vô ngại. Điều này không phải là hy hữu, không phải là thần thông, pháp vốn như vậy, tất cả pháp vốn là như vậy, đây là chân tướng.

Bồ Tát nếu có thể hiểu được Chư Phật và tất cả pháp, đều do tâm lượng, trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tùy tâm ứng lượng”. Có thể làm được tùy theo tâm chúng sanh mà biến hiện ra như thế, người này được tùy thuận nhẫn. Họ ở thế gian này không mê, đích thực tâm của họ như trên đề kinh này nói: Tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác, giác mà không mê. Chúng sanh mê, họ không mê.

Chư Phật Bồ Tát ứng hóa ở thế gian chính là như ở đây nói, họ có thể hòa đồng với chúng sanh, cùng nhau chung sống. Tất cả đều tùy thuận chúng sanh, nhưng tâm họ không để lại dấu ấn, vì sao vậy? Họ dùng chân tâm, chân tâm chính là ở đây nói: Họ dùng bốn loại trí, trong kinh nói năm loại trí. Cách nói thông thường là bốn loại trí, chuyển bát thức thành tứ trí. Chúng ta phàm phu không biết, không cách nào phát giác được nó. Chúng ta dùng bát thức, họ dùng tứ trí, không có chút chướng ngại nào, được thùy thuận nhẫn. Thật ra nhẫn này là trí, là định.

Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, phàm phu chúng ta thấy ngài không khác gì mình, mỗi ngày dậy sớm nhập định, sau khi xuất định giảng kinh dạy học. Đây đều là làm cho học trò xem, làm gương cho học trò, phải để họ giống như Phật vậy, vĩnh viễn duy trì thanh tịnh bình đẳng giác. Thói quen sinh hoạt trong Tăng đoàn, 10 giờ tối nghỉ. Họ nghỉ ngơi là giữa đêm, Ấn độ tính thời gian gọi là ngày đêm sáu thời. Ban ngày phân nó thành ba thời, gọi là sơ nhật phân, nhật là mặt trời, sơ nhật phân, trung nhật phân, hậu nhật phân. Một thời là bốn tiếng, buổi sáng từ 6 giờ đến 10 giờ là đầu ngày, đây là thời thứ nhất; 10 giờ đến 2 giờ là giữa ngày, thời thứ hai; 2 giờ đến 6 giờ chiều là cuối ngày. Buối tối từ 6 giờ đến 10 là đầu buổi tối; 10 giờ tối đến 2 giờ khuya là giữa đêm; 2 giờ đến 6 giờ sáng là cuối đêm, nó phân chia như vậy. Bởi thế ngày đêm sáu thời.

/ 600