353

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa

Tập 474

Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Chuyển ngữ: Hạnh Chơn

Biên tập: Minh Tâm

Thời gian: 28.06.2011

Địa điểm: Cao Hùng_Đài Loan

 

Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, mời ngồi xuống. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 599, bắt đầu xem từ câu thứ hai, hàng thứ năm từ dưới lên.

Tuyết sơn, tức đại tuyết sơn. Nam thiệm bộ châu, núi này rất cao, mùa đông mùa hạ đều đóng tuyết, nên gọi là tuyết sơn. Núi tuyết trắng tinh, lấy điều này ví như giới đức và định tịnh. Kinh Hưng nói: “Định tịnh mãn đức, như tuyết sơn dã”, đây là giới thiệu về núi tu di mà trong kinh nói.

Núi tu di là trung tâm của một tiểu thế giới, Nam thiệm bộ châu chính là địa cầu, giống như một hòn đảo nhỏ trong hư không vậy. Núi ở nam thiệm bộ châu cao nhất, cũng có thể gọi là núi tu di trên địa cầu. Không thể gọi đây là núi tu di của một đơn vị thế giới. Một đơn vị thế giới là một hệ ngân hà, trong hệ ngân hà nơi nào cao nhất? Trong kinh nói, chúng ta là trung tâm của nó, là nòng cốt của hệ ngân hà. Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh thiên văn của cận đại, hệ ngân hà như cái đĩa vậy, ở giữa đích thực là cao nhất, từ từ kéo rộng ra hai bên, chính là biên giới xung quanh, biên giới xung quanh mỏng manh hơn, mặt trời chạy quanh hệ ngân hà. Trong kinh điển nói núi tu di, có lẽ chính là trung tâm của hệ ngân hà.

Trong kinh nói, núi cao nhất ở một vùng, tu di cũng có nghĩa này_diệu cao. Như hòn đảo này của Đài Loan, đỉnh núi cao nhất của Đài Loan là núi tu di, núi diệu cao của Đài Loan, nghĩa là như vậy. Núi của địa cầu này, núi tuyết cao nhất chính là Hy Mã Lạp Sơn, quanh năm tuyết phủ, nên gọi là núi tuyết. Trong đây có biểu pháp, lấy sự băng khiết thanh tịnh của núi tuyết, không có tạp sắc, một mãng tuyết trắng, ví như giới đức và định tịnh. Người tu hành trì giới thanh tịnh không có nhiễm ô, dùng núi tuyết này làm ví dụ.

Tu thiền định, thiền định có thể giúp chúng ta khôi phục tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh cũng là không có nhiễm ô. Thế nên dùng tuyết sơn làm ví dụ, tượng trưng cho ý nghĩa này.

Trong Hội Sớ nói: Lấy giới đức ví như núi tuyết, giới đức thanh tịnh, như đại tuyết sơn, thường tinh khiết, có thể chiếu soi chúng sanh, khiến họ được thanh tịnh mát mẻ. Nhưng giới khoa học hiện đại nói, trên địa cầu phát sinh thiên tai khác thường. Tuyết phủ quanh năm trên Hy Mã Lạp Sơn có thể sẽ bị tan chảy, băng ở Nam bắc cực cũng sẽ tan chảy. Dự tính tuyết phủ trên núi cao bị tan chảy, băng ở Nam bắc cực bị tan chảy, nước biển trên địa cầu có thể sẽ dâng cao 50 mét, 50 mét cũng khá cao. Các thành thị ven biển đều bị chìm hết, đây là tình trạng trái đất hiện nay.

Trong kinh điển Đức Phật không nói tương lai, ngài chỉ nói pháp vận, pháp vận của Đức Thế Tôn, dùng cách nói hiện nay chính là ảnh hưởng của ngài. Về mặt diện tích, ngài có thể ảnh hưởng đến toàn thế giới, về mặt thời gian nó ảnh hưởng đến một vạn hai ngàn năm. Một vạn hai ngàn năm, hiện nay đã qua 3038 năm. Đức Thế Tôn diệt độ, lịch sử Trung quốc có ghi chép, ngài xuất thế vào năm Chu Chiêu Vương thứ 24, viên tịch vào năm Chu Mục Vương thứ 23. Nếu theo tính toán này, Đức Thế Tôn diệt độ đến nay là 3038 năm. Cũng chính là nói, thời kỳ chánh pháp của Phật đã qua, chánh pháp 1000 năm. Tượng pháp cũng đã qua, tượng pháp cũng 1000 năm. Mạt pháp mười ngàn năm, mười ngàn năm mà đã qua hết 1000 năm, hiện nay là bắt đầu một ngàn năm thứ hai, nên về sau còn gần 9000 năm nữa.

Thế vận, chính là thế vận của thế giới có hưng suy, nhưng địa cầu sẽ không hủy diệt. Người nước ngoài nói tận thế, thế giới tận thế, Phật pháp không thừa nhận thuyết này, nhưng sẽ có thiên tai. Thịnh thế cũng hoàn toàn xem nhân tâm, nhân tâm bất thiện chính là thời loạn, trái đất xuất hiện nhiều thiên tai. Nếu nhân tâm lương thiện, thế giới này là thịnh thế, sơn hà đại địa đều rất tốt đẹp. Thực tế, ngày nay chúng ta đối với lý luận này, tương đối có trình độ nhận thức, chúng ta không hoài nghi.

Thật ra thế giới Cực Lạc và trái đất này không có gì khác biệt, đều là “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, cùng một đạo lý. Vì sao thế giới đó tốt đẹp như thế, thế giới này so với thế giới đó thua quá xa, nguyên nhân do đâu? Đức Phật dạy: Cư dân ở thế giới Cực Lạc đều là thượng thiện nhơn. Thiện mà Đức Phật nói ở đây, chính là Thập Thiện Nghiệp Đạo, ngài nói, Thập thiện nghiệp đạo có tam phẩm thượng trung hạ. Ở trong thế giới này tu thượng phẩm thập thiện, quả báo đời sau là ở cõi trời. Trung phẩm thập thiện là nhân đạo, phú quý nhân gian. Hạ phẩm thập thiện là đường tu la và đường la sát, chia thành ba phẩm thượng trung hạ.